DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 157
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Thực hiện Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội khóa XIII; Chỉ thị số 22 - CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 317/KH - MTTW - BBT của Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.


Ngày 05/03/2013, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Thành phần tham dự Hội nghị gồm các đơn vị của Bộ Tư pháp (gồm: Cục Trợ giúp pháp lý, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam); các cơ quan Báo, Đài có các đại biểu của (Báo Đại đoàn kết, Báo Điện tử Người đại biểu nhân dân, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Pháp luật xã hội); Đài truyền hình Hà Nội. Về phía Trung ương Hội Bảo Trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam có Ban Thường vụ Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, cán bộ Văn phòng Trung ương Hội và các Trung tâm thuộc Hội tham dự Hội nghị.

Tiến sĩ Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam phát biểu khai mạc và nêu ra một số ý kiến định hướng Hội nghị.

Các ý kiến đóng góp đã đề cập về toàn bộ nội dung của Dự thảo. Từng  Chương, Điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được các đại biểu đưa ra phân tích, góp ý. Đa số các đại biểu đều cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cấn thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước trong xu thế phát triển mới; Ban soạn thảo đã có nhiều cố gắng để đưa ra một bản Dự thảo với nhiều sửa đổi (102/124 điều) và bổ sung nhiều điều mới (11/124 điều), trong đó có một số điều mang tính tuyên ngôn nhưng cũng rất quan trọng như Điều 46: “Mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành, … có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”,… và mở rộng hơn các quyền tự do của con người, của công dân; Về kỹ  thuật lập hiến, việc tách, nhập, bổ sung mới các Điều, Khoản trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng thể hiện được sự gắn kết, hài hòa giữa các nội dung.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, cần mạnh dạn đổi mới tư duy hơn nữa để có được một bản Hiến pháp đáp ứng được lòng dân và xu thế đi lên của đất nước trong tiến trình phát triển chung của khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đề xuất nhiều ý kiến hoàn thiện các Điều, Khoản trong từng Chương của Hiến pháp. Các ý kiến đóng góp được lập luận khá chặt chẽ về lý luận và thực tiễn, có tham khảo kinh nghiệm lập hiến của một số nước trên thế giới, thể hiện trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu trước một sự kiện chính trị, pháp lý trọng đại của đất nước.

Tại Hội nghị, tất cả các đại biểu đều cho rằng bất kỳ một quốc gia nào, bất kỳ một chế độ chính trị nào cũng phải có một đảng cầm quyền. Cho nên, quy định về sự lãnh đạo của Đảng trong Điều 4 của Hiến pháp là cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với thực tiễn của đất nước. Tuy nhiên, nên giữ nguyên điều 4 trong Hiến pháp 1992 và thêm khoản 2, khoản 3 Điều 4 Dự thảo.

Đa số đại biểu cho rằng, nên bỏ Khoản 2 Điều 15, vì mâu thuẫn với Khoản 1 điều này. Quy định “Quyền con người, quyền công dân có thể bị giới hạn vì lý do quốc phòng…” vậy trong trường hợp nào được coi là cần thiết để giới hạn quyền của công dân, ai có thẩm quyền để xem xét đó là cần thiết, quy định này không rõ ràng, bất lợi cho dân. Đây là kẽ hở rất lớn khiến cho quyền công dân bị xâm phạm.

Về Khoản 1 Điều 16: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”. Các đại biểu góp ý nên viết lại là: “Công dân Việt Nam và người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người và quyền công dân”. Bỏ cụm từ “mọi Người” thay vào đó là cụm từ “công dân”, khái niệm “công dân” và khái niệm “mọi người” là hoàn toàn khác nhau. Khi nói đến mọi người thì mọi người ở đây sẽ bao gồm cả những người nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm cả người Việt Nam, người vi phạm pháp luật…, còn khi nói đến công dân là nói đến chủ quyền quốc gia. Người nước ngoài ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, chứ không thể trao quyền như công dân Việt Nam, nên khái niệm công dân của các bản hiến pháp trước là rất chính xác.

Đa số các ý kiến cho rằng Điều 21 là cần thiết nhưng viết còn sơ sài, chung chung. Một điều có nội dung gồm 05 từ là quá ngắn, quá sơ sài. Quy định “mọi người có quyền sống”, trong khi đó Bộ luật hình sự của Việt Nam vẫn giữ hình phạt tử hình ở một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Để tránh việc xung đột giữa Hiến pháp và Bộ luật hình sự cần phải bổ sung như sau: Mọi người có quyền sống.

1.Trừ trường hợp do Bộ luật hình sự quy định hình phạt tử hình đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Bộ luật hình sự cũng quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, vì vậy, cần bổ sung thêm khoản 2 của điều này cho phù hợp như sau:

“2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi”.

Về Khoản 1 Điều 107: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định”. Có ý kiến cho rằng Điều này cần quy định rõ “Tòa án khác do luật định” là những tòa án nào. Trong Hiến pháp cần quy định rõ các cấp của tòa án, không nên bỏ ngỏ vấn đề này.

          Khoản 2 điều 115: “Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính lãnh thổ và phân cấp quản lý”. Điều này cần quy định rõ ràng, tránh trường hợp thành lập tùy tiện. Vì đây là một vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân, liên quan đến đại diện của dân.

Vấn đề quan trọng trong các bản Hiến pháp là làm thế nào để ghi nhận được tất cả các quyền của con người, quyền của công dân trong quốc gia. Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong đó các quyền về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế, quyền về xã hội,… Đặc biệt, trong lĩnh vực Tư pháp thì quyền về tư pháp, quyền được bào chữa, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, quyền được bảo vệ công lý cho người nghèo, người bị khuyết tật về cơ thể, bất đồng ngôn ngữ… phải được quy định trong Hiến pháp.

Bế mạc Hội nghị, Tiến sĩ Tạ Thị Minh Lý – Chủ tịch Hội, thay mặt Ban tổ chức, đã phát biểu cám ơn sự đóng góp trí tuệ của các đại biểu cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đồng chí Chủ tịch cũng chỉ đạo Ban tổ chức, Tổ thư ký tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp để sớm hoàn chỉnh Báo cáo kết quả Hội nghị góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của các đại biểu Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam gửi Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam./.

(Nguồn: Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam)
CÁC TIN KHÁC:
Lễ ra mắt trung tâm tư vấn pháp luật tỉnh Hòa Bình (25/1/2013)
Hội bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam – Nhìn lại kết quả sau một năm đi vào hoạt động và phương hướng hoạt động năm tới (23/1/2013)
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về phối hợp trong công tác bảo trợ tư pháp (9/1/2013)
Hội Bảo trợ tư pháp luôn đồng hành cùng người dân (9/1/2013)
Sự đồng hành của các tổ chức chính trị - xã hội với Hội Bảo trợ tư pháp trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí (9/1/2013)
Đồng hành thiết thực của các Doanh nghiệp trong các hoạt động của Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (9/1/2013)
Sự đồng hành của cơ quan truyền thông và báo chí trong bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam. (9/1/2013)
Tăng cường sự phối hợp chất lượng và hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật với Hội Bảo trợ tư pháp (9/1/2013)
Sự đồng hành của tổ chức luật sư với Hội Bảo trợ tư pháp trong công tác trợ giúp pháp lý (9/1/2013)
Hội nghị về phối hợp trong công tác Bảo trợ tư pháp (27/12/2012)
Quyết định thành lập trung tâm tư vấn cho người nghèo , người dân tộc và gia đình liệt sĩ khu vực MIền Trung-Tây nguyên (1/8/2012)
Thông báo về cuộc họp của hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (19/6/2012)
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (25/11/2011)
Đại hội lần thứ nhất Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (4/10/2011)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design