Cong chung
Luat su Dong Nam A
Khách online: 99
Lượt khách: 1

Trợ giúp pháp lý ở Đài Loan

Tháng 7/2004 , đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý ở Đài Loan. Trước đây, không có một  tổ chức độc lập nào  thực hiện trợ giúp pháp lý cho những người yếu  thế ở  Đài Loan. Một số tổ chức thuộc khu vực công và tư cũng thự c hiện hoạt động này nhưng đa số là tư vấn miệng . Việc đại diện , bào chữa ở Tòa án chỉ được thực hiện trong trường hợp đặc biệt . Nhìn chung , chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý chưa tốt và không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của người dân.  Tiếp theo sự dân chủ hóa và việc  xây dựng chế độ pháp quyền  , nhu cầu về nguồn lực tư pháp ở Đài Loan đã tăng lên . Năm 1998, Quỹ cải cách tư pháp, Đoàn luật sư  Đài Bắc và Hiệp hội nhân quyền Đài Loan cùng vận động thông qua dự luật Trợ giúp pháp lý . Với sự giúp đỡ của Bộ tư pháp , Quốc  hội đã xem xét Luật Trợ giúp pháp lý và thông qua năm 2004 . Tháng 7/2004 , Bộ tư pháp đã bảo trợ và thành lập Quỹ Trợ giúp pháp lý (LAF) và 05 văn phòng chi nhánh .

1.Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở  Đài Loan

2.1.Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở khu vực công

2.1.1. Cơ quan của chính phủ

Trước khi thành lập , không có tổ chức độc lập nào của chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý . Thay vào đó , phụ thuộc vào tính chất của công việc  thường  xuyên , cơ quan của Chính phủ sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý trong khi họ thực hiện các công việc thường  xuyên . Sau đây là một vài ví dụ :

_ Giúp đỡ trong lĩnh vực lao động .

_Lao động nước ngoài .

_Giúp đỡ phụ nữ.

_Giúp đỡ nghi can .

_Giúp đỡ người dân nói chung .

2.1.2.Quỹ trợ giúp pháp lý

Sự đa dạng các dịch vụ trợ giúp pháp lý nêu trên liên quan đến các loại vướng mắc pháp luật cụ thể hoặc những đối tượng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nói chung . Một số dịch vụ giúp đỡ chỉ được đáp ứng khi tòa án đã xét xử mà không đảm bảo quyền của đối tượng yếu thế trong quá trình tố tụng..Từ  tháng 7/2004, Bộ Tư Pháp thành lập Quỹ trợ giúp pháp lý , tiếp tục hỗ trợ và giám sát hoạt động của tổ chức này. Bất cứ ai có vụ việc  chưa được bảo vệ và đáp ứng được điều kiện về tài chính thì đều có thể yêu cầu trợ giúp pháp lý , bất kể đó là loại vướng mắc pháp luật nào hay nhân thân của họ ra sao.

2.2.Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc khu vực tư nhân

Các đoàn luật sư ở Đài Loan cũng tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý . Trợ giúp pháp lý do đoàn luật sư Đài Bắc thực hiện bao gồm các hoạt động tư vấn tại chỗ định kỳ . Những công dân đáp ứng được những điều kiện nhất định ( như gia đình có thu nhập thấp  hoặc bị hạn chế về thể chất và tinh thần ) thì dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí tại tòa án sẽ được thực hiện khi cần thiết .Tùy thuộc  vào tính chất công việc của mình , một số tổ chức phúc lợi xã hội cũng thực hiện trợ giúp pháp lý . Tuy nhiên do hạn chế về tài chính nên sự giúp đỡ của các tổ chức này chỉ dừng lại ở việc tư vấn. Khi có những vụ việc quan trọng thì các tổ chức này lại tìm luật sư giúp đỡ miễn phí .

3.Kiểm tra điều kiện và các loại dịch vụ trợ giúp pháp lý

Nếu thu nhập của người nộp đơn dưới mức quy định và vướng mắc pháp luật của họ chưa sáng tỏ thì người nộp đơn có thể yêu cầu trợ giúp pháp lý . Nhân thân và tính chất của yêu cầu trợ giúp không được xem xét . Khi tiếp nhận vụ việc , LAF giao vụ việc cho luật sư trợ giúp pháp lý và trả chi phí cho họ , Tòa án sẽ miễn trách nhiệm trả chi phí xét xử.

3.1.Xem xét điều kiện

Công dân đáp ứng những điều kiện sau thì có thể yêu cầu LAF trợ giúp pháp lý:

(1    *Vụ việc chưa sáng tỏ

(2)  * Người nộp đơn thuộc hộ có thu nhập thấp theo quy định của Luật An sinh xã hội hoặc có thu nhập và tài sản dưới một mức nhất định

(3)  *Người nộp đơn không phải kiểm tra điều kiện trong vụ việc hình sự bắt buộc có luật sư

*Người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Đài Loan có thể đề nghị trợ giúp pháp lý nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện trên.

3.2.Các loại dịch vụ trợ giúp pháp lý

Các loại dịch vụ trợ giúp pháp lý do LAF cung cấp bao gồm : soạn thảo đơn từ, tư vấn , hòa giải , thương lượng và đại diện trong tố tụng hoặc trọng tài . Các loại tố tụng bao gồm dân sự , hình sự và tố tụng hành chính .

4.Các loại vướng mắc pháp luật đã được trợ giúp

4.1.Những  vướng mắc thường được trợ giúp

4.1.1.Vụ việc dân sự

4.1.2.Vụ việc hình sự

4.1.3.Vụ việc hành chính

4.2.Một số vụ việc điển hình

4.2.1.Vụ RCA , 529 nguyên đơn khiếu kiện đòi bồi thường 2.400.000.000 đô la Đài loan do tai nạn nghề nghiệp

4.2.2.Vụ ô nhiễm CPDC: người dân sống với rác thải độc hại hơn 60 năm

4.2.3.Vụ việc nhà điều dưỡng  Lo-Sheng: vi phạm nhân quyền kéo dài 70 năm

5.Trợ giúp pháp lý cho người nước ngoài.

5.1.Số liệu trợ giúp pháp lý cho người nước ngoài.

Tính đến cuối tháng 9 năm 2008 số người nước ngoài được trợ giúp pháp lý là 1.244 người . Số này xấp xỉ 7,01% số người được chấp nhận trợ giúp pháp lý và có thể so sánh với số lượng cô dâu và người nước ngoài làm việc tại Đài Loan tăng lên .

5.2. Các loại vướng mắc pháp luật người Việt Nam thường có nhu cầu giúp đỡ ở Đài Loan .

5.2.1.Vụ việc dân sự

5.2.2.Vụ việc hình sự

5.3.Một số vụ việc điển hình trợ giúp pháp lý cho người Việt Nam

5.3.1.Vụ thứ nhất : người lao động Việt Nam bị người môi giới xâm hại tình dục

5.3.2.Vụ thứ hai : Khai thác tình dục đối với nạn nhân của tội buôn bán người

5.3.3.Vụ thứ ba: Người lao động đòi bồi thường do tai nạn lao động

5.3.4.Vụ thứ tư : Yêu cầu trả lại lương bị giữ không hợp pháp

6.Sự đóng góp của những người hành nghề tư
LAF kêu gọi sự tham gia va ủng hộ của những người hành nghề tư để hoàn thiện định hướng chính sách của họ , sửa đổi điều lệ làm việc , quy chế hoạt động . Sự đóng góp của những người hành nghề tư nhân là động lực rất quan trọng cho sự phát triển lớn mạnh của LAF và là điều quan tâm của LAF để tiếp tục đối thoại với những người hành nghề tư theo những cách khác nhau.

6.1.Sự tham gia vòa công việc thường xuyên

6.1.1.Luật sư trợ giúp pháp lý

Bên cạnh số ít luật sư là cán bộ của LAF , phần lớn công việc trợ giúp pháp lý do những người hành nghề tư thực hiện , những người này tư vấn , hòa giải và thương lượng , soạn thảo giấy tờ và đại diện trong tố tụng hoặc trọng tài .Theo luật trợ giúp pháp lý , luật sư có thường  trực tham gia vào hoạt động  trợ giúp pháp lý .

6.1.2.Ban đánh giá

Ban đánh giá có nhiệm vụ sau :

_Chấp nhận , từ chối , hủy bỏ và chấm dứt yêu cầu trợ giúp pháp lý ;

_Tạm ứng , thanh toán, giảm hoặc miễn phí pháp lý và các chi phí pháp lý khác ;

_Phí pháp lý và các chi phí khác mà đối tượng trợ giúp pháp lý phải trả ;

_Giải quyết tranh chấp giữa người được trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý .

6.1.3.Ban kiểm tra

LAF phải thành lập Ban kiểm tra để xem xét các khiếu nại . Thành viên ban này gồm thẩm phán cao cấp , công tố viên cao cấp , thẩm phán quân sự cao cấp , luật sư cao cấp hoặc các chuyên gia khác và các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật

6.1.4.Ban chuyên gia

LAF có thể lập ban chuyên gia thuộc ban giám đốc. Thành viên ban này gồm đại diện tổ chức phi chính phủ và chuyên gia có kiến thức pháp luật chuyên sâu .

7. Theo dõi chất lượng

LAF coi sự chuyên sâu của luật sư trợ giúp pháp lý là tiêu chí chính khi giap vụ việc . Tuy nhiên , do hành nghề tư nhân thiếu kinh nghiệm giải quyết những  vụ việc liên quan đến đối tượng  yếu thế nên một số tổ chức đã tập huấn vấn đề này .Hơn nữa , để nắm bắt đầy đủ chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý LAF đã xây dựng thủ tục giải quyết khiếu nại và đánh giá.

7.2.Giải quyết các khiếu nại

Để biết được cụ thể , rõ ràng chất lượng trợ giúp của các luật sư và giải quyết các khiếu nại của người được trợ giúp pháp lý và những người có liên quan , LAF đã xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại .Theo đó cán bộ của LAF , thành viên Ban đánh giá và Ban kiểm tra đều có thể bị khiếu nại .Ngoài ra , thẩm phán , công tố viên tham gia giải quyết vụ việc được trợ giúp hợp pháp có thể khiếu nại về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư .

7.3.Đánh giá chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý

Để đảm bảo tất cả đối tượng được trợ giúp pháp lý đều nhận được dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lượng , LAF đã xây dựng một kế hoạch để đánh giá chất lượng hoạt động của luật sư trợ giúp pháp lý .Kế hoạch được thực hiện vào 12/2007.

8.Các dịch vụ trợ giúp pháp lý khác

Ngoài những công việc thường ngày , LAF còn xây dựng và thực hiện một số chương trình thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhất  thời của người dân . Dưới đây là một số dịch vụ :

8.1.Luật sư là cán bộ và nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý

8.2.Hoạt động ngoài văn phòng

8.3.Tham gia vào cải cách ; mở rộng chức năng của trợ giúp pháp lý

8.3.1.Chương  trình thí điểm: luật sư thường  trực ở đồn cảnh sát và văn phòng công tố viên

LAF bắt đầu thực hiện chương trình thí điểm vào tháng 9/2007 để cung cấp dịch vụ của luật sư thường trực cho bị can trong lần thẩm vấn đầu tiên tại đồn cảnh sát và văn phòng công tố viên .

8.3.2.Phối hợp với các nước khác để xóa bỏ hình phạt tử hình

8.3.3.Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của tội buôn bán người

8.3.4.Kế hoạch giúp đỡ những hộ gia đình có thu nhập thấp

9.Sự phát triển và thách thức

9.1.Tổng quan về quy trình đánh giá

Có 2 loại quy trình đánh giá . Đối với những đơn trợ giúp pháp lý nói chung người nộp đơn hoặc đại diện của họ ban đầu sẽ được cán bộ đánh giá phỏng vấn và đơn sẽ do nhóm 3 người quyết định ( bao gồm cả cán bộ đánh giá phỏng vấn ).Nếu vụ việc được chấp thuận thì sẽ được giao cho một luật sư không phải là thành viên của nhóm quyết định tiếp nhận .Đối với những yêu cầu về xóa nợ người yêu cầu hoặc đại diện của họ sẽ do một luật sư phỏng vấn để được tư vấn , sau đó nhóm 3 luật sư sẽ quyết định trợ giúp pháp lý hay không , nếu được chấp thuận vụ việc sẽ được giao cho luật sư , người được tư vấn ban đầu .Bất kể loại vướng mắc pháp luật nào , chính sách của LAF là việc chấp thuận hay không chấp thuận phải được quyết định ngay trong ngày trừ trường hợp người nộp đơn phải xuất trình thêm tài liệu bổ sung .

9.2.Đánh giá điều kiện tài chính

Theo luật trợ giúp pháp lý , người nào phạm tội bắt buộc phải có luật sư thì được niễn kiểm tra điều kiện trợ giúp pháp lý . Do đó , một người giàu nhưng phạm tội vẫn có thể yêu cầu được trợ giúp pháp lý và việc này đã gây nên sự tranh cãi .Tất cả các yêu cầu trợ giúp pháp lý khác đều phải kiểm tra điều kiện và kết quả là LAF không thể trợ giúp cho những vụ việc liên quan đến nhân quyền và vụ việc là kết quả của việc hạn chế về cơ cấu tổ chức trong hệ thống tư pháp .LAF  đã thu thập nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến các tiêu chí về tài chính để được trợ giúp pháp lý và bắt đầu xem xét những vấn đề này .

9.3.Xem xét các loại vụ việc trợ giúp pháp lý

LAF không hạn chế loại vụ việc mà mình có thể chấp thuận . Tuy nhiên , do hạn chế về nguồn lực và tham khảo luật về trợ giúp pháp lý nước ngoài , LAF bắt đầu đánh giá để ưu tiên một số vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượng yếu thế .

9.4.Xem xét thủ tục giao vụ việc

Chi nhánh có trách nhiệm trong vụ việc giap vụ việc cho luật sư. Về nguyên tắc , văn phòng chi nhánh tôn trọng sự lựa chọn luật sư của đối tượng trợ giúp pháp lý .Tuy nhiên trên thực tế đối tượng trợ giúp pháp lý không được lựa chọn , văn phòng chỉ định luật sư căn cứ vào chuyên môn của luật sư , mức độ ưu tiên(ví dụ như tham gia tố tụng , soạn thảo tài liệu) và chỉ tiêu vụ việc hàng tháng của luật sư .

9.5.Tiếp tục thực hiện những vụ việc điển hình

Ngoài việc trợ giúp pháp lý , LAF sẽ tiếp tục tập trung vào việc bảo vệ nhân quyền , quan tâm đặc biệt đến những đối tượng yếu thế , hợp tác với nhiều dự án để bảo vệ quyền lợi cho họ .

9.6.Mở rộng trợ giúp pháp lý cho người lao động nước ngoài

Các vấn đề về ngôn ngữ , văn hóa cần phải được xem xét khi người nước ngoài có vướng mắc pháp luật nên rất khó có thể trợ giúp pháp lý cho họ một cách hiệu quả khi khi không quan tâm đến các yếu tố này . Do đó , LAF phối hợp với các tổ chức phi chính phủ , cơ quan nhà nước và các nhà tư vấn để giúp đỡ một cách hiệu quả cho người nước ngoài có nhu cầu .

                                                                                               
                                                                                                                                         Quang Ngọc
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
mau van ban
sealaw
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design