Phối hợp trong công tác bảo trợ tư
pháp
Vừa qua 15/12, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Bảo
trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam (BTTP) đã tổ chức Hội nghị “Phối hợp trong
công tác bảo trợ tư pháp”. Hội nghị đã vô cùng vinh dự được Ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo. Hội nghị
cũng có sự tham dự của lãnh đạo một số Bộ, ngành và cơ quan Trung ương và Thành
phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã được sự tham gia đông đảo của Giám đốc các Sở Tư
pháp, Chủ nhiệm các Đoàn Luật sư, Giám đốc Trung tâm TGPL của Nhà nước trong cả
nước, đại diện của 17 cơ quan báo chí, truyền hình và đại diện của 21 doanh
nghiệp.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghịHội nghị đặt ra mục đích chính là kết nối
các cơ quan, đơn vị, ban ngành, các Đoàn Luật sư chung tay cùng Hội bảo trợ tư
pháp trong phát triển và nhân rộng mạng lưới bảo trợ pháp lý cho người nghèo.
Qua đó, tăng thêm các địa chỉ để giúp đỡ pháp luật miễn phí đến nhiều người
dân, đặc biệt là người nghèo, đối tượng chính sách và các nhóm người yếu thế
khác, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, góp phần bảo đảm công bằng
và công lý. Tiến sĩ Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam
Tiến sĩ Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội BTTP
đã thông báo về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội, nêu những định hướng lớn
về tổ chức và hoạt động của Hội trong giai đoạn 2013-2016. Hiện nay, Hội đã
thành lập được 06 Trung tâm tư vấn pháp luật và bảo trợ tư pháp thuộc Hội, đã thực
hiện tư vấn pháp luật hàng nghìn vụ việc cho thân nhân gia đình liệt sĩ và tham
gia tố tụng được một số vụ cho người nghèo, cận nghèo, phụ nữ, trẻ em, người
khuyết tật,.... Trong thời gian tới, Hội sẽ thành lập thêm 19 Trung
tâm tại những khu vực có nhiều nhu cầu giúp đỡ pháp luật, ở các địa bàn có
nhiều khó khăn với sự giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
Tại Hội nghị, Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chúc mừng Hội đã thu hút được đông đảo Hội
viên và đánh giá cao những kết quả bước đầu của Hội. Phó Thủ tướng nhận định: việc
toàn quốc hiện có khoảng 6.700 luật sư nhưng tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn, chưa phát triển đến các vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn. Tổ chức tư vấn
pháp luật của các tổ chức xã hội cũng mới chỉ hình thành ở một số địa phương,
chủ yếu dựa vào lực lượng của ngành tư pháp. Do đó, “hoạt động giúp đỡ pháp luật cho người dân
nói chung và cho người nghèo nói riêng vẫn là vấn đề cấp bách” – Phó Thủ
tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ rõ 6 nhiệm vụ
trọng tâm yêu cầu Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo cần thực hiện trong thời
gian tới. Cụ thể, tăng cường số lượng và chất lượng dịch vụ pháp lý miễn phí;
phát triển và nâng cao năng lực Hội viên; thu hút các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp hỗ trợ và hợp tác nhằm đẩy mạnh hỗ trợ pháp luật cho người dân nghèo,
vùng núi, gia đình chính sách, gia đình có công…;
đồng thời Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cấp chính quyền địa
phương cần hỗ trợ để Hội có điều kiện thuận lợi trong công tác giúp đỡ pháp luật
cho người nghèo.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ
tịch Hội đã cam kết sẽ cùng Ban Chấp hành và các tổ chức Hội nỗ lực trong từng
hoạt động cụ thể để thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và bày tỏ quyết tâm của Hội
trong công tác bảo trợ tư pháp. Hội mong muốn sự phối hợp trong công tác bảo trợ
tư pháp được hình thành, gắn kết theo chiều ngang giữa Hội với các Bộ ngành,
đoàn thể, tổ chức ở Trung ương và theo chiều dọc xuống các địa phương và cơ sở. Đồng
thời, tại Hội nghị và bên lề Hội nghị nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng
bày tỏ sự quan tâm và thể hiện sự nhất trí trong việc sẽ đồng hành, hỗ trợ việc
giúp đỡ pháp luật. Các hoạt động hỗ trợ sẽ đa dạng và thiết thực như đóng góp,
hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị hoạt động ho các Trung tâm tư vấn pháp luật và
bảo trợ tư pháp cho các đối tượng thông qua “Quỹ hỗ trợ tư pháp” theo dự án, cho
từng nhóm đối tượng, theo nhóm vấn đề cụ thể hoặc khu vực, địa bàn cụ thể. Các
đại biểu tham dự Hội nghị đã được khích lệ, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, kinh
nghiệm ra về với nhận thức đầy đủ hơn và những kỳ vọng giúp được nhiều người
dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp./.
Phạm Đam
|