DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 68
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội

Hòa giải ở cơ sở (HGCS) đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội, là bước đầu giải quyết bất đồng và vi phạm pháp luật ngay tại cộng đồng, vì vậy, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật HGCS vào tháng 6-2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014.

Trên cơ sở đó, HGCS đã đạt được một số thành công về phổ biến luật, kiện toàn tổ chức, hòa giải được nhiều tranh chấp và vi phạm pháp luật nhỏ, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, giữ gìn đoàn kết cộng đồng.   

Tuy nhiên, thực tế triển khai HGCS cũng còn nhiều vướng mắc và khó khăn. Đặc biệt, trên một số địa bàn thực hiện dự án của Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF), mặc dù các vụ tranh chấp đã được hòa giải nhưng bất đồng vẫn âm ỉ tiếp diễn và các nhóm đối tượng yếu thế, nhất là phụ nữ, vẫn phải chịu thiệt thòi.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) phối hợp với Ban Thư ký Quỹ JIFF và 14 đơn vị thực hiện nghiên cứu “Hòa giải ở cơ sở: Kinh nghiệm từ một số địa bàn thực hiện dự án của Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF).” Nghiên cứu nhằm góp phần nhận diện những tồn tại, vướng mắc trong chính sách, pháp luật và thực thi HGCS, để có căn cứ đưa ra các kiến nghị nâng cao chất lượng HGCS.

Sáng 8-7-2020, VIJUSAP đã tổ chức hội nghị công bố kết quả nghiên cứu “Hòa giải ở cơ sở: Kinh nghiệm từ một số địa bàn thực hiện dự án của Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF)”. Theo nghiên cứu về hòa giải ở cơ sở do Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam phối hợp với Ban thư ký Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp vừa thực hiện, một số điểm cụ thể trong Luật hòa giải ở cơ sở (HGCS) năm 2013 và hướng dẫn của Nghị định còn chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến việc thực hiện còn nhiều khó khăn và hiệu quả hòa giải thấp hơn so với kỳ vọng.

Nghiên cứu đề xuất các tổ hòa giải cơ sở cần đa dạng hóa thành viên, cấu trúc và hình thức hòa giải, để qua đó, người dân, các nhóm cộng đồng và các tổ chức xã hội cùng tham gia thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

Đây là một trong những điểm chính từ nghiên cứu “Hòa giải ở cơ sở: kinh nghiệm từ một số địa bàn thực hiện dự án của Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF)” dựa trên thực tiễn cơ sở kết hợp với phân tích chính sách để nhận diện vấn đề và đưa ra các đề xuất cải thiện. Nghiên cứu được thực hiện với 182 cán bộ HGCS và 18 người dân tại 12 xã thuộc sáu huyện của Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Bình, và Đồng Tháp nằm trong địa bàn hoạt động của Quỹ JIFF.

Thực hiện HGCS trên thực tế cần được tiến hành một cách tự nhiên, khéo léo trên cơ sở “thấu tình, đạt lý” cho các bên. Tuy nhiên, Luật và các văn bản hướng dẫn lại quy định trình tự thực hiện khá cứng nhắc, dẫn đến nhiều người có tranh chấp, bất đồng nhưng không báo cáo sự việc và không muốn thực hiện hòa giải cơ sở.

Tiến trình bầu hòa giải viên (HGV) và tổ trưởng tổ hòa giải theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ bản đảm bảo tính dân chủ (qua bầu cử) nhưng trên thực tế lại không được thực hiện có hiệu quả. Thành viên của tổ hòa giải cơ sở phần lớn được cử từ các đoàn thể chính trị xã hội, thiếu sự tham gia từ cộng đồng.

Năng lực hạn chế của tổ hòa giải cấp cơ sở cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hòa giải. Có tới 46,7% cán bộ HGCS được khảo sát chưa nắm được nguyên tắc hòa giải và 42,3% cán bộ HGCS chưa nắm được phạm vi hòa giải. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do các hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực quá ngắn, thường chỉ 1 ngày và chưa bao phủ hết cán bộ HGCS. Phương pháp tập huấn 1 chiều, giảng viên chủ yếu là đọc lại các quy định của pháp luật tại hội trường cho hàng trăm người tham gia.

Các sáng kiến mạng lưới hỗ trợ pháp lý ở huyện Lệ Thủy, câu lạc bộ (CLB) gia đình và pháp luật huyện Minh Hóa, Quảng Bình, nhóm cộng đồng nòng cốt tại huyện Lạc Sơn, và tổ liên gia tại Mai Châu, Hòa Bình… đã hỗ trợ tích cực quá trình truyền thông, phổ biến pháp luật; bám sát dân, trở thành các chủ thể giảng hòa, phòng ngừa và giải quyết nhiều vụ, việc mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, góp phần bảo vệ quyền công dân cho nhóm yếu thế tại cộng đồng.

HGCS thực chất là hoạt động của cộng đồng và là hoạt động mang tính tự quản, tự giải quyết các bất đồng nhỏ trong dân cư, là tiền đề cho việc mở rộng sự tham gia của công dân và của cộng đồng vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

HGCS thực chất là hoạt động của cộng đồng và là hoạt động mang tính tự quản, tự giải quyết các bất đồng nhỏ trong dân cư, là tiền đề cho việc mở rộng sự tham gia của công dân và của cộng đồng vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, là tổ chức giữ vai trò thư ký Quỹ JIFF, cho rằng: “Sự tham gia đa dạng của các lực lượng xã hội có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hòa giải tại cơ sở. Cần đẩy mạnh sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nữ giới trong công tác HGCS. Công tác HGCS cũng cần đặc biệt quan tâm, hỗ trợ các nhóm cộng đồng gặp nhiều khó khăn, nhóm người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em được tham gia, đưa ra tiếng nói khi thực hiện HGCS”.

Bà Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam nhấn mạnh: “Để cụ thể hóa các khuyến khích sự tham gia rộng rãi này, Nhà nước cần sửa đổi các điều luật còn mang tính hình thức về cơ cấu tổ HG, điều chỉnh phù hợp vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác trong quá trình thành lập tổ HG, từ đó đa dạng hóa hình thức tổ HG bằng việc tạo cơ chế dân chủ cơ sở phù hợp để người dân, nhóm cộng đồng, và các tổ chức cùng tham gia tổ HG, trở thành chủ thể hòa giải”.

(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022 (5/6/2017)
Lễ ra mắt Trung tâm tư vấn pháp luật & bảo trợ tư pháp cho người nghèo và người dân tộc thiểu số Sơn La (21/11/2013)
Tăng cường cưỡng chế thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm xe máy cho trẻ em tại Việt Nam (13/11/2013)
Những kỷ vật xoa dịu nỗi đau (17/10/2013)
Hải Phòng: 400 thân nhân có cơ hội tìm được mộ liệt sỹ (17/10/2013)
Khởi động hành trình cung cấp thông tin liệt sĩ tại Hà Nội (17/10/2013)
Hải phòng; Trợ giúp pháp lý, khớp nối thông tin cho nhân thân liệt sỹ (17/10/2013)
Lễ ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người nghèo tại TP. Hồ Chí Minh (25/7/2013)
Góp ý văn bản (25/6/2013)
Tập huấn về kỹ năng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em (17/5/2013)
Trợ giúp pháp lý lưu động tại Thanh Trì, Hoài Đức - Hà Nội (1/4/2013)
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (31/3/2013)
Lễ ra mắt trung tâm tư vấn pháp luật tỉnh Hòa Bình (25/1/2013)
Hội bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam – Nhìn lại kết quả sau một năm đi vào hoạt động và phương hướng hoạt động năm tới (23/1/2013)
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về phối hợp trong công tác bảo trợ tư pháp (9/1/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design