ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)
Tuyển chọn tư vấn
Hoạt động 6.3.1.2: “Kết nối mạng lưới cấp tỉnh
trong 05 cuộc họp trực tuyến với các nhóm tổ chức nhận tài trợ có
cùng nội dung để hỗ trợ, tư vấn các khó khăn các tổ chức đang gặp phải”.
1. Khái quát
Dự án Quỹ hỗ trợ các sáng kiến Tư
pháp (JIFF) với mục đích tăng cường khả năng tiếp cận tư pháp cho các nhóm dễ
bị tổn thương tại Việt Nam thông qua một chương trình tài trợ cho các tổ chức
xã hội dân sự. Đơn vị nhận tài trợ sẽ là các tổ chức được đăng ký thành lập và
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam bao gồm các hội, các tổ chức xã hội nghề
nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan báo chí và các trường đại học.
Dự án là một hợp phần thuộc Chương trình
tăng cường pháp luật và tư pháp (EU JULE) tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu
(EU) tài trợ và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức Oxfam tại Việt
Nam là cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện hợp phần này.
Theo Hợp đồng gia hạn
giữa VIJUSAP và Quỹ JIFF đã được Ban chỉ đạo dự án phê duyệt vào cuối tháng
8/2021 và Kế hoạch thực hiện hoạt động 06 tháng đầu năm 2022; Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) phối hợp với Ban thư ký quỹ JIFF phối hợp tổ chức thực hiện hoạt động số 6.3.1.2 về:“Kết nối mạng lưới cấp
tỉnh - Tổ chức 5 cuộc họp trực tuyến với các nhóm tổ chức nhận
tài trợ có cùng nội dung để hỗ trợ, tư vấn các khó khăn các tổ chức đang gặp
phải” cho các tổ chức nhận sáng kiến của Quỹ JIFF nhằm kết nối mạng lưới, chia sẻ kinh nghiệm và duy trì tính bền vững của các mô hình
sáng kiến tốt khi kết thúc dự án và tăng cường lan tỏa mô hình/sáng kiến tới cộng đồng, chuyển giao kết
quả sáng kiến tới cơ quan/đối tác tại địa phương.
2. Mục tiêu của hoạt động
- Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án của các đơn vị nhận
tài trợ từ quỹ Jiff khi thực hiện các sáng kiến theo đối tượng/chủ đề.
- Thảo luận cách thức
phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ chức nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động, tác động và tính bền vững của sáng kiến.
- Kết nối mạng lưới các
tổ chức thực hiện sáng kiến của đợt kêu gọi lần thứ 2; duy trì tính bền vững
của các sáng kiến/mô hình;
- Hướng dẫn phương pháp
xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình kết nối các tổ chức, tiếp nhận,
giải quyết vụ việc sau khi kết thúc dự án;
- Chia sẻ phương pháp lan
tỏa mô hình/sáng kiến tới cộng đồng; chuyển giao kết quả/mô hình/sáng kiến với
các cơ quan/đối tác tại địa phương sau khi kết thúc dự án.
3. Kết quả mong
đợi
- Các tổ chức thực hiện sáng
kiến chia sẻ, đánh giá các khó khăn của tổ chức trong quá trình thực hiện sáng
kiến, từ đó chuyên gia cùng các tổ chức khác đề xuất, góp ý các giải pháp để
giải quyết;
- Các tổ chức tăng cường sự
chủ động trong việc kết nối với chính quyền địa phương và các đối tác;
- Các tổ chức tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, tận dụng các nguồn lực sẵn có để kết nối
với các đối tác.
4. Đối tượng tham gia 05 cuộc họp: Các tổ chức
nhận tài trợ đợt 1,2,3 của Quỹ JIFF có cùng nội dung chủ đề/đối tượng.
5. Trách nhiệm của tư vấn/nhóm tư vấn
- Soạn thảo tài liệu cho mỗi cuộc họp phù hợp với mỗi chủ
đề/đối tượng gửi cho VIJUSAP trước khi thực hiện các cuộc họp;
-
Chia sẻ phương pháp thực hiện hoạt động dự án hiệu quả tại mỗi cuộc họp cho phù
hợp với nội dung đề/đối tượng;
-
Chia sẻ phương pháp khi kết nối với chính quyền địa phương, đối tác bằng các
hình thức trình bày, thảo luận, giải quyết tình huống giả định…;
-
Giải đáp các câu hỏi, thắc mắc từ các tổ chức nhận tài trợ.
6.
Thời gian thực hiện 05 cuộc họp: Từ tháng 04/2022 – 06/2022
7. Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm của chuyên
gia/nhóm chuyên gia
·
Có trình độ thạc sỹ
trở lên chuyên ngành luật/tâm lý xã hội/ xã hội có 10-15 năm kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực như pháp luật/ y tế/ giáo dục/
lao động - việc làm dành cho các nhóm đối tượng: người khuyết tật, phụ nữ dân tộc, trẻ em, người cao tuổi và môi trường...
·
Có kinh nghiệm chia sẻ (trực tiếp/ trực tuyến) các kiến thức về các lĩnh vực như pháp luật/ y tế/ giáo dục/ lao động - việc
làm dành cho các nhóm đối tượng: người khuyết tật, phụ nữ dân tộc, trẻ em, người cao tuổi và môi trường...
·
Có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các tổ chức kết nối để duy trì hoạt động
bền vững sau mỗi dự án, có phương pháp xử
lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình kết nối các tổ chức với nhau.
·
Có kinh nghiệm chia sẻ và góp ý về phương pháp lan tỏa mô hình/sáng kiến tới cộng đồng, chuyển giao kết quả
sáng kiến tới cơ quan/đối tác tại địa phương.
·
Có khả năng lãnh đạo, bao quát và tổng hợp công việc.
8. Kinh phí
- Mức phí cho
chuyên gia/nhóm chuyên gia căn cứ trên hồ sơ năng lực của ứng viên nhưng không
quá 5.000.000 đồng/người/ngày (03 chuyên
gia/cuộc * 5 cuộc * 02 ngày/người/cuộc).
9. Thông
tin liên hệ:
Hội Bảo trợ tư pháp cho người
nghèo Việt Nam (VIJUSAP).
Địa chỉ: Số 20, ngõ 80, đường Lê
Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0243.715 42 86
Email: baotrotuphapvn@gmail.com
10.
Thời hạn và hình thức nộp hồ sơ:
a. Thời hạn nộp hồ sơ:
·
Các
tư vấn/nhóm
tư vấn
quan tâm gửi đề xuất phương án kỹ thuật; đề xuất ngân sách và hồ sơ năng lực cho VIJUSAP trước ngày 05/4/2022.
·
VIJUSAP
sẽ thanh toán phí tư vấn căn cứ dựa trên thỏa thuận và đề xuất của tư vấn qua
tài khoản và giữ lại 10% tổng giá trị hợp đồng để nộp thuế thu nhập cho
tư vấn theo quy định của Nhà nước./.
b. Hình thức nộp hồ sơ:
Nộp
trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, số
20, ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc qua thư điện tử:
baotrotuphapvn@gmail.com./.
|