I. Tính chất của
Hội
Hội
Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những
người làm công tác trợ giúp pháp lý miễn phí và những người tán thành Điều lệ Hội,
ủng hộ các hoạt động của Hội về tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho
người nghèo, đối tượng chính sách, nhóm yếu thế. Hiện tại, do mới được thành lập,
Hội thực hiện các hoạt động hoàn toàn không
thu phí. Về lâu dài, Hội có thể nghiên cứu để có hoạt động dịch vụ nhằm tự
trang trải.
II. Mục tiêu phấn đấu của
Hội
Mục
tiêu phấn đấu thường xuyên và lâu dài của Hội là thu hút đông đảo các lực lượng
xã hội trong đó có các Doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ một cách thiết thực, dưới
nhiều hình thức vào các hoạt động cụ thể của Hội để tăng số vụ việc, thực hiện
kịp thời giúp đỡ cho người dân như sau:
1. Giải quyết
các vụ việc, vướng mắc cụ thể cho đói tượng
về pháp lý, tư pháp.
2.
Bảo trợ tư pháp miễn phí cho đối tượng tại cơ quan Điều tra, viện Kiểm sát, Tòa
án và đại diện tại các cơ quan, tổ chức ngoài Tòa án.
3.
Trợ giúp pháp lý lưu động tại địa bàn dân cư và khu lao động.
4.
Tham gia tư vấn pháp luật, lồng ghép hoạt động với các phiên tòa lưu động, các
sinh hoạt tập thể cộng đồng đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật tiền tố tụng miễn
phí cho các nhóm đối tượng.
5.
Các hoạt động truyền thông, giúp đỡ pháp lý tại cộng đồng và nâng cao năng lực
thực thi các hoạt động nghiệp vụ về tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.
6.
Phối hợp hoạt động nâng cao nhận thức về pháp luật, về bảo trợ tư pháp, công lý
và bình đẳng trước pháp luật cho những người tiến hành tố tụng, những người
tham gia tố tụng và người dân, giúp họ tiếp cận với công lý để được hưởng sự
công bằng trên thực tế.
7.
Nghiên cứu, góp ý, thẩm định, đề xuất cơ quan nhà nước sửa đổi bổ sung chính
sách, pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật.
8.
Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao trình độ, kiến
thức và đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, củng cố tổ chức ngày càng vững mạnh,
thực hiện vụ việc thực sự có kết quả và chất lượng.
III. Đối tượng phục vụ
của Hội
Đối
tượng phục vụ miễn phí của Hội là :
1.
Nhóm người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo.
2.
Các đối tượng chính sách: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, thương
binh, cựu chiến binh nghèo,….
3.
Nhóm yếu thế như: nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị bạo hành, người nhiễm HIV,
người nhiễm chất độc Dioxine, người bị khuyết tật, nạn nhân các vụ bị oan sai,
người bị sa thải lao động trái pháp luật,…..
4.
Các đối tượng có khó khăn khác như: người thuộc dân tộc thiểu số, người ở vùng
cao, hải đảo, vùng khó khăn, người già cô đơn, người lao động di cư,….
5.
Nhóm trẻ em nghèo, trẻ em lang thang,…
6.
Người lao động Việt Nam bị thiệt hại ở nước ngoài và nhóm yếu thế khác.
IV. Một số công việc đã làm được
Trên
cơ sở các căn cứ pháp lý của Hội như đã nêu, hơn một năm qua, Hội đã có những
hoạt động thực tế, có kết quả sau đây :
1. Đến
nay, Hội đã thành lập được 06 Trung tâm thuộc Hội, hai Trung tâm đang hoạt động
có hiệu quả thiết thực là :
- Trung
tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sỹ (Marin) chuyên tư
vấn chế độ chính sách, cung cấp thông tin và trợ giúp miễn phí trong việc tìm mộ
liệt sĩ.
- Trung
tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em.
Hội đang tích cực vận động và thu
hút luật sư, tư vấn viên pháp luật để thành lập thêm 19 Trung tâm ở một số khu
vực, nơi có nhiều bà con nghèo, cần hỗ trợ pháp luật cộng đồng, giải đáp vướng
mắc pháp luật và tham gia tố tụng.
2. Vừa
qua Hội đã tổ chức các đoàn lưu động đi tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn
phí tại 3 tỉnh: Thái Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình. Tại 3 tỉnh này, hàng nghìn cá
nhân và gia đình đã đến gặp đoàn và được cung cấp thông tin và tư vấn pháp luật
về tìm mộ liệt sĩ, giải quyết tranh chấp nhà cửa, đất đai, giải quyết chế độ
chính sách đối với các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia
đình người khuyết tật, người nhiễm chất độc Dioxine, những người già độc thân
không nơi nương tựa.
Nội
dung đã tư vấn cho các đối tượng nêu trên tập trung ở các lĩnh vực sau:
- Nhiều
gia đình chỉ có giấy báo tử, không biết nơi hy sinh và tình trạng hy sinh của
liệt sĩ, không biết hỏi ai và bắt đầu tư đâu, làm cách nào để có thể tìm được mộ
của liệt sĩ.
- Nhiều
gia đình bị thất lạc các giấy tờ (do bão lũ, do di chuyển nơi ở,…) nên không được
hưởng các chính sách đối với gia đình có công với cách mạng và gia đình liệt
sĩ.
- Nhiều
người khuyết tật, người tuổi cao sức yếu nhưng chưa được hưởng chính sách của
Nhà nước nên đời sống rất khó khăn, vất cả nhưng không biết phải đề nghị với ai
và phải làm những thủ tục gì,… Nhiều gia
đình muốn có sổ đỏ trên mảnh đất đang ở, nhưng không biết các thủ tục và cách
làm.
Có thể
nói qua các chuyến đi công tác lưu động ở 3 tỉnh nói trên, chúng tôi thấy việc
tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở nước ta là việc làm cần
thiết, hữu ích và rất cần được triển khai khẩn cấp với sự đóng góp chung của xã
hội với Nhà nước.
Nhưng
từ một góc nhìn khác cũng thấy rằng dân không biết cách tự bảo vệ, tự đưa ra
yêu cầu theo phương châm “con có khó mẹ mới cho bú” đã là rất khẩn thiết phải
trợ giúp, tư vấn. Nhưng đã là người nghèo thì nghèo về mọi mặt, do đó chỉ tư vấn
không thôi, chắc sẽ không có kết quả trên thực tế, vì bản thân họ đã không biết
phải làm gì, không biết phải làm thế nào và không có tiền để đi các nơi mà kêu
cầu. Chính vì vậy cần phải giúp họ. Muốn giúp họ phải có kinh phí, mà Hội lại
thực hiện hoàn toàn miễn phí vì nhóm đối tượng quá nghèo và khó khăn nên Hội có
nhiều khó khăn để thực hiện được mục tiêu nhân đâọ này.
V. Về các hình thức đồng hành và trợ giúp:
Doanh nghiệp có thể trợ giúp kinh
phí bằng cách chuyển vào tài khoản của “Quỹ bảo trợ tư pháp” của Hội; Doanh
nghiệp có thể đỡ đầu, tài trợ toàn bộ hay một phần kinh phí cho các hoạt động,
các vụ việc cụ thể mà Hội hoặc các chi Hội, các Trung tâm của Hội thực hiện
trên địa bàn cụ thể. Sự ủng hộ của các doanh nghiệp có thể bằng tiền hoặc hiện
vật, trang thiết bị hoạt động. Doanh nghiệp có thể trực tiếp hỗ trợ, đỡ đầu cho
việc triển khai một trong các nhóm nhiệm vụ của Hội (ví dụ: các hoạt động của Hội
về truyền thông, tư vấn pháp luật phổ thông, tư vấn pháp luật tiền tố tụng, trợ
giúp pháp lý) cho một nhóm đối tượng cụ thể (ví dụ: nhóm nghèo, nhóm cận nghèo,
nhóm đối tượng người có công, nhóm thương binh, nhóm gia đình liệt sỹ, nhóm vụ
việc bị oan sai, nhóm đối tượng bị chất độc da cam, nhóm khuyết tật, nhóm nạn
nhân bị mua bán, nhóm nạn nhân bị bạo lực gia đình, nhóm đồng bào dân tộc thiểu
số và các đối tượng thuộc nhóm yếu thế khác). Doanh nghiệp có thể hỗ trợ theo
nhóm vấn đề (ví dụ: chuyên về vụ án hình sự, hôn nhân- gia đình, lao động việc
làm, môi trường, tiêu dùng,…); Doanh nghiệp lựa chọn hỗ trợ một địa bàn cụ thể
(ví dụ: như một khu vực, một hoặc nhiều tỉnh, một nhóm huyện, đảo, miền núi,…);
hoặc chỉ định và tài trợ cụ thể cho một hoặc một số lớp tập huấn, một số đợt
lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở một số địa bàn,… Doanh nghiệp
có thể chỉ định về đối tượng, về địa bàn, về vấn đề pháp luật,…mà doanh nghiệp
có thể đồng hành và theo dõi kết qủa bảo trợ tư pháp miễn phí cùng Hội.
Hội bảo
trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam rất mong sự hưởng ứng và chung tay góp sức
thiết thực và hiệu quả của các quý Doanh nghiệp trên các địa bàn trong công tác
bảo trợ tư pháp miễn phí vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng và văn minh.
Phó chủ tịch PGS.TS.Quách Đức Pháp |