Theo
đó, “Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam là tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội Bảo trợ tư pháp cho
người nghèo Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ pháp
luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành khác có
liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động. Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo
Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự lo kinh
phí và phương tiện hoạt động.”
Đây
là kết quả đáng ghi nhận của Ban vận động thành lập Hội Bảo trợ tư pháp
cho người nghèo Việt Nam trong một quá trình nỗ lực vận động, chuẩn bị,
giải trình và làm việc với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành, tổ
chức có liên quan ngay sau khi Ban vận động được công nhận (Quyết định
số 1901/QĐ-BTP ngày 10/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận Ban vận
động thành lập Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam do TS. Tạ
Thị Minh Lý, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý làm Trưởng ban, 07 Phó
trưởng ban và 07 thành viên khác với danh sách trên 160 chữ ký ủng hộ
của các cá nhân trong toàn quốc).
Đến
dự Đại hội có các hội viên là Trợ giúp viên pháp lý, luật sư từ các Văn
phòng Luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Trung tâm Tư vấn pháp luật,
Công ty luật; Đại diện lãnh đạo một số cơ quan tiến hành tố tụng, Giám
đốc các Sở Tư pháp, cán bộ các cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa
phương trong toàn quốc; các giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở
đào tạo và nghiên cứu luật học trong nước…. Đại hội cũng đón chào nhiều
đại biểu của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể từ các cơ quan ở Trung ương
(Bộ Nội vụ, Bộ công an, Tòa án nhân dân tối cao,…) và Hà Nội, một số Hội
như Hội Luật gia Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Liên đoàn Luật
sư Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nhà báo,…. Thứ trưởng Đinh
Trung Tụng, Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Tư pháp, thay mặt lãnh đạo Bộ
phát biểu chào mừng Đại hội và chúc Đại hội thành công. Đại hội đã thảo luận và thông qua Điều lệ của Hội, phương hướng hoạt động
của Hội, đồng thời bầu ra Ban chấp hành đầu tiên của Hội gồm 21 người
do TS. Tạ Thị Minh Lý làm Chủ tịch và Ban kiểm tra 05 người do ông Bùi
Ngọc Nhuần - chuyên viên cao cấp, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn
phòng Chính phủ làm Trưởng ban.
Sự
ra đời của Hội Bảo trợ tư pháp sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng
cường, mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và cho những
người thuộc nhóm yếu thế. Mục tiêu chính của Hội thể hiện trong Dự thảo
Điều lệ là hỗ trợ để bảo đảm người nghèo có luật sư miễn phí hoàn toàn
(từ lực lượng Trợ giúp viên và luật sư cộng tác viên, bào chữa viên nhân
dân) khi họ phải ra Tòa.
Do
Hội hoạt động trên cơ sở tự quản, tự trang trải nhằm tăng cường năng
lực, tính trách nhiệm của hội viên, nâng cao năng lực bảo trợ tư pháp
cho người nghèo và khả năng hỗ trợ pháp luật cộng đồng, góp phần bảo đảm
công lý, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hướng tới tổ
chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ bảo trợ tư pháp miễn phí, mang
tính từ thiện, nhân đạo cho cá nhân công dân và cộng đồng, vì vậy, Hội
rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự tham gia, ủng hộ đông đảo
của giới Luật sư, các chuyên gia pháp luật, các tổ chức, cá nhân ở
nhiều lĩnh vực.
Hi
vọng rằng, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam nhanh chóng
vượt qua khó khăn của giai đoạn đầu, có sự phát triển bền vững, đóng góp
thiết thực vào công việc bảo trợ tư pháp cho người nghèo, người thuộc
nhóm yếu thế trong xã hội ở Việt Nam, đồng thời góp phần thực hiện cải
cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
|