Sự
thừa nhận này nhằm khuyến khích những người bị kết án chấp hành nghiêm
chỉnh bản án và cải tạo tốt để được sớm quay trở về hoà nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, thủ tục xóa án tích hiện nay
còn rất phức tạp, thậm chí gây khó cho người dân.
Chưa thực sự nhân văn
Nhằm
tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét xoá án tích đối
với người bị kết án, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 dành 01 chương
(Chương IX) với 5 điều quy định các vấn đề về xoá án tích: Điều 63 - Xoá
án tích, Điều 64 - Đương nhiên được xoá án tích, Điều 65- Xoá án tích
theo quyết định của Toà án, Điều 66 - Xoá án tích trong trường hợp đặc
biệt và Điều 67 - Cách tính thời hạn để xoá án tích.
Tuy
nhiên, theo báo cáo tổng kết thi hành BLHS của nhiều địa phương, quá
trình xem xét xoá án tích đối với người bị kết án trong thời gian qua
còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính
đáng của người bị kết án, cản trở quá trình tái hòa nhập cộng đồng.
Chẳng
hạn, một trong những điểm nhân văn của BLHS là quy định trường hợp
đương nhiên được xoá án tích, theo đó, người bị kết án sẽ được đương
nhiên xoá án tích nếu trong thời hạn luật định kể từ ngày chấp hành xong
bản án hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không
phạm tội mới thì được xoá án tích và được toà án cấp giấy chứng nhận.
Trên
thực tế, Toà án chỉ cấp giấy chứng nhận đã được xoá án tích cho các đối
tượng có đơn yêu cầu. Tuy nhiên, thủ tục xin giấy chứng nhận đã được
xoá án tích hết sức phức tạp, gây phiền hà cho người bị kết án.
Thông
thường, để được cấp giấy chứng nhận, người bị kết án phải tự mình đến
các cơ quan có liên quan xin chứng nhận, ví dụ: họ phải xin giấy xác
nhận đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung, các quyết định khác của
bản án, xác nhận về việc không phạm tội mới, tuân thủ pháp luật. Những
thủ tục này không hề đơn giản mà khó khăn cho những người mới chấp hành
xong án hình sự.
Bên
cạnh đó, theo quy định của BLHS hiện hành, thời hạn xem xét xoá án tích
được tính từ thời điểm người bị kết án chấp hành xong bản án, tức là
chỉ bắt đầu tính thời hạn xoá án tích kể từ thời điểm người bị kết án
chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác
tại bản án (Khoản 3 Điều 67 BLHS 1999).
Quy
định này có thể dẫn đến trường hợp người bị kết án dù đã chấp hành xong
hình phạt chính hoặc đã chấp hành xong cả hình phạt chính hoặc hình
phạt bổ sung nhưng chỉ vì chưa chấp hành xong hình phạt bổ sung hoặc
nghĩa vụ dân sự khác mà chưa được tính thời hạn để xoá án tích.
Một
bất hợp lý khác là thời hạn xem xét để xoá án tích theo quy định hiện
hành còn quá dài, kể cả đương nhiên được xoá án tích và xoá án tích theo
quyết định của toà án, chưa tạo điều kiện để người đã chấp hành xong
bản án nhanh chóng tái hoà nhập xã hội. Một mặt án tích thể hiện thái độ
của Nhà nước đối với người bị kết án, trường hợp chưa được xoá án tích
mà còn phạm tội hoặc vi phạm pháp luật thì Toà án có thể xác định là
tình tiết cấu thành tội phạm “đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm”, hoặc tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự “tái
phạm”, “tái phạm nguy hiểm” để xử lý người bị kết án phạm tội mới.
Mặt
khác, án tích tác động và hạn chế việc thực hiện các quyền của người bị
kết án như quyền được hành nghề, công việc nhất định, việc ứng cử,...
và do đó ảnh hưởng đến việc tái hoà nhập cộng đồng của người bị kết án.
Thời hạn xem xét xoá án tích càng dài thì mức độ ảnh hưởng càng lớn và
có thể dẫn đến những tiêu cực lớn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống của người bị kết án và gia đình họ.
Theo
phản ánh của các cơ quan chức năng, BLHS quy định hai loại xoá án tích
là đương nhiên xoá án tích và xoá án tích theo quyết định của Toà án đối
với những trường hợp phạm tội an ninh quốc gia (Chương XI) hoặc các tội
phá hoại hoà bình, chống loài người, gây chiến tranh xâm lược (Chương
XXIV). Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về xoá án tích cho thấy
các cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn khi xem xét xóa án tích đối
với trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có tội thuộc nhóm đương nhiên
được xoá án tích và có tội thuộc nhóm xoá án tích theo quyết định của
Toà án do BLHS chưa quy định vấn đề này.
Sẽ rút ngắn thời hạn xóa án tích?
Để
bảo đảm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
bảo vệ và thực hiện quyền con người, đáp ứng các mục tiêu về cải cách tư
pháp, nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý
người phạm tội, Dự thảo BLHS (sửa đổi) đang đề xuất nhiều phương án sửa
đổi, bổ sung chế định xoá án tích, trong đó có một phương án được đánh
giá là ưu việt hơn cả khi đề xuất sửa đổi một số vấn đề lớn về chính
sách xoá án tích như không quy định việc toà án cấp giấy chứng nhận xoá
án tích đối với trường hợp đương nhiên được xoá án tích; sửa đổi các
điều kiện xoá án tích theo hướng thuận lợi hơn cho người bị kết án như
rút ngắn thời hạn, thời điểm tính thời hạn xoá án tích; bổ sung quy
định người bị kết án về một tội do lỗi vô ý, người được miễn hình phạt
thì được coi là không có án tích.
Theo
đánh giá của Bộ Tư pháp, tác động tích cực của phương án này là bảo đảm
sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và
thực hiện quyền con người, đáp ứng các mục tiêu về cải cách tư pháp,
nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người
phạm tội; khuyến khích người đang chấp hình hình phạt tích cực học tập,
lao động, cải tạo tốt, sống có trách nhiệm, có kỷ luật, tăng quyết tâm
sửa chữa lỗi lầm, khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội; đồng thời
cải cách thủ tục, điều kiện xoá án tích, tạo điều kiện để người bị kết
án, đặc biệt là người chưa thành niên, nhanh chóng tái hoà nhập cộng
đồng; bảo đảm hơn nữa các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án;
bảo đảm sự phù hợp, thống nhất và đồng bộ giữa hệ thống pháp luật về
xoá án tích. |