DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 33
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Tăng cường sự phối hợp chất lượng và hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật với Hội Bảo trợ tư pháp

Việc tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan bổ trợ tư pháp khác với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia, đã mang lại lợi ích thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý.

                                     

Bảo Trợ tư pháp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta để bảo dảm trên thực tế quyền bình đẳng của mọi công dân- một quyền Hiến định cơ bản được xác lập ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên- Điều 7, Hiến pháp 1946 và tiếp tục được củng cố trong suốt quá trình lập hiến của nhà nước ta từ đó cho đến nay - Hiến pháp 1992- nhằm góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội.

Với sự quan tâm của Nhà nước, của toàn xã hội, Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những người làm công tác trợ giúp pháp lý miễn phí và những người tán thành Điều lệ Hội, ủng hộ các hoạt động của Hội về tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, nhóm yếu thế đã và đang đi vào ổn định và phát triển có chiều sâu, góp phần bảo vệ trật tự pháp luật và ổn định tình hình xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách tư pháp nhằm “…góp phần xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” như Chiến lược cải cách tư pháp đã xác định. Chúng ta cùng nhìn về sự phối hợp đã có của các cơ quan bảo vệ pháp luật để xác định rõ hơn mối quan hệ phối hợp với Hội:

Việc tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan bổ trợ tư pháp khác với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia, đã mang lại lợi ích thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Từ đó, tạo nên bước chuyển biến mới trong hoạt động trợ giúp pháp lý, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động thực thi pháp luật cũng như trong việc thực hiện Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 25/5/2005 cỏa Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, góp phần tích cực vào quá trình cải cách tư pháp, cải cách bộ máy nhà nước trong mối quan hệ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

Trên cơ sở quán triệt và triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2007, Hội đồng phối hợp liên ngành về Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng c được thành lập và đi vào hoạt động từ đó công tác hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo sự phối hợp giữa các ngành thành viên trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể đã được thực hiện thường xuyên. Ví dụ: cung cấp Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, theo đó các ngành đã tập trung vào nội dung cơ bản như giải thích quyền được trợ giúp pháp lý, cung cấp hướng dẫn mẫu đơn đề nghị được trợ giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình tham gia tố tụng; các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã nghiêm túc thực hiện việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho các Trợ giúp viên pháp lý, luật sư- cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Có thể nói trong các giai đoạn của quá trình tiến hành tố tụng, quyền lợi về trợ giúp pháp lý của các đối tượng trợ giúp pháp lý được các cơ quan tiến hành tố tụng tôn trọng và bảo đảm, qua đó đã góp phần tích cực trong việc bảo đảm cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được tiến hành khách quan, chính xác và đúng pháp luật.

Để có sự phối hợp tích cực của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viên kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân) với Hội bảo trợ tư pháp nhằm  góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo ra bước phát triển mới trong tham gia tố tụng, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách tư pháp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Hội trân trọng đề nghị  các quý vị đại biểu tập trung thảo luận để xây dựng mỗi quan hệ trên nền tảng công tác phối hợp hiện này, nhằm khắc phục một số tồn tại đó là:

Trong quá trình triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý nhiều nơi mới chỉ chú trọng nhiều đến cung cấp dịch vụ pháp lý, chưa thực sự coi trọng việc truyền thông, giáo dục pháp luật về trợ giúp pháp lý, do đó chưa thu hút và huy động được mọi lực lượng xã hội rộng rãi vào hoạt động trợ giúp pháp lý và theo đó chưa huy động được mọi nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực công tác này. Và chính vì vậy tỷ lệ người được hưởng sự trợ giúp pháp lý còn rất thấp so với đối tượng được quy định trong Luật trợ giúp pháp lý, đặc biệt là số người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn.

Lực lượng trợ giúp pháp lý nhìn chung còn mỏng thiếu tính chuyên nghiệp cao trong khi đó chúng ta chưa huy động được nguồn lực xã hội đặc biệt là nguồn lực từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan bổ trợ tư pháp làm cho kết quả của công tác trợ giúp pháp lý chưa đáp ứng với yêu cầu pháp lý hiện nay.

Một số khó khăn vướng mắc về pháp lý như: Luật trợ giúp pháp lý chỉ giới hạn bốn đối tượng được trợ giúp pháp lý (người nghèo, người có công, người cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn). Trong khi thực tế một số đối tượng khác cũng cần được trợ giúp pháp lý là người chưa thành niên, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, đây cũng là khó khăn cho các trợ giúp viên pháp lý khi làm thủ tục trợ giúp pháp lý cho đối tượng vừa nêu. Về địa vị pháp lý của trợ giúp viên pháp lý khi tham gia tố tụng với vai trò là người bào chữa chưa được xác định trong bộ luật tố tụng hình sự nên khó khăn cho các trợ giúp viên pháp lý trong quá trình thực thi chuyên môn của mình.

Ngoài ra, việc Hội đồng phối hợp liên ngành chưa thường xuyên có sự hướng dẫn cụ thể đối với các đơn vị nên một số vấn đề vướng mắc chưa được tháo gỡ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả  của trợ giúp pháp lý, chuwatichs cực kiến nghị với Hội đồng Trung ương như: việc bổ sung vào thành phần Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý cấp tỉnh đối với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng hay vấn đề cần mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý…

Hội BTTP đề nghị cùng phối hợp tháo gỡ các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến Luật trợ giúp pháp lý sâu rộng hơn nữa cho quần chúng nhân dân, các cơ quan, tổ chức chính trị- xã hội nhằm thu hút hơn nữa nguồn lực xã hội vào các hoạt động trợ giúp pháp lý

Thứ hai, cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trợ giúp pháp lý theo hướng xác định địa vị pháp lý của đối tượng Trợ giúp viên pháp lý trong vai trò là người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng. Đồng thời, mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý đối với nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của hành vi mua bán người.

Thứ ba, đối với Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của địa phương cần bổ sung thêm thành phần là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Hội bảo trợ tư pháp cấp tỉnh.

Thứ tư, bên cạnh việc phát triển Trợ giúp viên pháp lý, cần có sự tham gia Hội tích cực từ phía cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật, tích cực hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực chuyên môn và kỹ năng tác nghiệp  bảo trợ tư pháp.

          Việc xây dựng, phát triển và nâng cao quan hệ phối hợp với Hội bảo trợ tư pháp sẽ một mặt giúp Hội có thêm lực lượng và phạm vi hoạt động thiết thực hơn, mặt khác cũng giúp cơ quan bảo vệ pháp luật có thêm nguồn lực tham gia tố tụng, tăng số vụ việc có đại diện, bào chữa.


                                                                                                  Phó chủ tịch

                                                                                              Luật sư, Tiến sỹ: Nguyễn Đình Lục

(Nguồn: hoibaotrotuphap)
CÁC TIN KHÁC:
Sự đồng hành của tổ chức luật sư với Hội Bảo trợ tư pháp trong công tác trợ giúp pháp lý (9/1/2013)
Hội nghị về phối hợp trong công tác Bảo trợ tư pháp (27/12/2012)
Quyết định thành lập trung tâm tư vấn cho người nghèo , người dân tộc và gia đình liệt sĩ khu vực MIền Trung-Tây nguyên (1/8/2012)
Thông báo về cuộc họp của hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (19/6/2012)
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (25/11/2011)
Đại hội lần thứ nhất Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (4/10/2011)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design