Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
678/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là “phát triển trợ giúp pháp lý ổn
định, bền vững, cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có
chất lượng cho người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên cơ sở
phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện của Nhà nước, huy động
triệt để sự tham gia của các nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ của cộng đồng
quốc tế, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, góp phần bảo vệ
tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có vướng mắc pháp
luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội, tăng hiệu quả thực thi công vụ
và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.
Mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2015 là: bảo đảm 100% các xã,
phường, thị trấn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn đều thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; phát triển
đội ngũ 1.000 Trợ giúp viên pháp lý có tính chuyên nghiệp và đội ngũ
cộng tác viên khoảng 12.000 người; đáp ứng 90% - 100% nhu cầu trợ giúp
pháp lý bằng hình thức tư vấn, hoà giải ngay tại cơ sở...
Để thực hiện mục tiêu này, Chiến lược đưa ra các giải pháp như: tổ chức
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu các vấn đề lớn về mô
hình tổ chức, huy động nguồn lực để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Trợ
giúp pháp lý và các luật tố tụng có liên quan; kiện toàn, nâng cấp tổ
chức bộ máy, nâng cao năng lực của Cục Trợ giúp pháp lý để giúp Bộ
trưởng Bộ Tư pháp thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về quản lý nhà nước và
quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý...
Mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020 là: 100% các xã,
phường, thị trấn thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và duy trì sinh
hoạt thường xuyên; phát triển đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
chuyên nghiệp của nhà nước khoảng 1.500 người và đội ngũ cộng tác viên
khoảng 20.000 người; phấn đấu 100% nhu cầu tưvấn pháp luật, hoà giải của
người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; 100% các xã tại vùng sâu, vùng
xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ giúp
pháp lý lưu động ít nhất 01 đợt/01 năm...
Để thực hiện mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các giải pháp: đề xuất
sửa đổi, bổ sung Luật Trợ giúp pháp lý trong đó xác định chức danh phù
hợp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trong tổ chức trợ giúp pháp lý
nhà nước với tưcách là luật sưnhà nước; hoàn thiện theo các tiêu chuẩn
quốc tế về đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và
giám sát kết quả vụ việc; xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp
pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa; chính sách
trợ giúp pháp lý trong cơ chế, chính sách bảo đảm quyền con người;
chính sách xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý...
Định hướng phát triển đến năm 2030: mở rộng thêm diện người được trợ
giúp pháp lý, chú ý các đối tượng yếu thế hoặc dễ bị tổn thương trong xã
hội, người Việt Nam ở nước ngoài, các đối tượng được quy định trong các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đáp ứng đầy đủ nhu cầu trợ
giúp pháp lý của nhân dân với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn tương xứng
với tiêu chuẩn dịch vụ pháp lý của luật sư trong khu vực; bảo đảm 100%
người thực hiện trợ giúp pháp lý đáp ứng về tiêu chuẩn năng lực chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp để người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm về
quyền lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình....
Lê Thúy - Cục TGPL