Tham dự Hội thảo có các
đại biểu, đại diện của Ban soạn thảo Nghị định, các cán bộ thuộc một số cơ quan
tham mưu của Bộ Công an (Cục tham mưu, Cục quản lý hành chính, Cục CSĐT tội phạm về ma
túy,…),
Bộ Tư pháp (Vụ pháp luật Hình sự- Hành chính), Bộ Y tế (Vụ Pháp chế), đại diện
một số báo và chuyên gia về HIV, bình đẳng giới, ma túy của Liên Hợp quốc và đại
diện các đơn vị thuộc Hội. TS. Tạ
Thị Minh Lý- Chủ tịch Hội phát biểu tại Hội thảo TS. Tạ Thị Minh Lý – Chủ tịch Hội phát biểu khai mạc Hội
thảo và thông báo khái quát kết quả Khảo sát thực tiễn về tệ nạn
xã hội. Đặc biệt, phân tích và làm rõ nguyên nhân của thực trạng mại dâm, ma
túy, HIV, tình hình xử phạt hành chính liên quan đến các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực này; thực tiễn những khiếm khuyết trong công tác truyền thông, quản lý
nhà nước, trong tình trạng đô thị hóa nhanh, thiếu giải pháp tạo công ăn, việc
làm ở một số địa phương, phân tích một số điểm còn chưa phù hợp của các quy định
trong Dự thảo Nghị định và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách và pháp luật. Chủ tịch Hội khẳng
định, trong điều kiện hiện nay đây là những vấn đề không chỉ khắc phục được
thông qua xử phạt hành chính, đặc biệt là phạt tiền. Bởi vì, đa phần các đối tượng
vi phạm (mại dâm, sử dụng ma túy,…) là
những người có hoàn cảnh khó khăn không có tiền nộp phạt. Hơn nữa, hiện tượng
di biến động rất cao, đa số các đối tượng này từ các tỉnh khác tới các thành phố
hoặc tụ điểm nên rất khó cho các cơ quan chức năng tiến hành xác minh nhân thân
để xử lý hành chính. Trong khi đó, pháp luật xử
lý vi phạm hành chính quy
định thời gian tạm giữ hành chính trong trường hợp cần thiết không được quá 24
giờ. Vì thế, sau 24 giờ phải thả các đối tượng vi phạm ra dù có xử lý được hay
không. Do đó, cần có sự khảo sát, đánh giá thực tiễn một cách rất khách quan từ
các cơ quan chức năng để xác định hình thức xử phạt và mức phạt hành chính, diện
chủ thể, các đối tượng, loại hành vi cần xử lý hành chính liên quan phải cụ thể
và phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị sửa đổi
về chính sách quản lý kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm, quản lý lao động di cư với
hợp đồng lao động đúng đắn và bảo vệ quyền người lao động, chính sách khám bệnh,…
và pháp luật có liên quan, ví dụ, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương trong tạo
công ăn, việc làm,... Bà
Nguyễn Phương Mai phát biểu, trao đổi tại Hội thảo Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã
thảo luận sôi nổi, đưa ra nhiều góp ý xác đáng về các nội dung Nghị định, những
kiến nghị, đề xuất… nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định, đưa ra khuyến nghị cho
các chính sách, pháp luật có liên quan đến mại dâm, ma túy, HIV. Ông Nguyễn Huy
Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cũng đã phân tích những những khía cạnh
khác nhau của Luật phòng chống HIV/AIDS đối với vấn đề mại dâm và biện pháp
giảm hại trong mại dâm cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đến mại dâm.
Ông Khánh Hoàn, Trưởng phòng pháp luật hành chính, Bộ Tư pháp cũng khảng định,
đây là vấn đề xã hội, nên cần được nghiên cứu, giải quyết đồng bộ bằng các
chính sách xã hôi, phạt hành chính với mức tiền cao không phải là giải pháp duy
nhất và hữu hiệu. Chuyên gia về HIV và giới của Liên Hợp quốc- bà Mai, có những
dẫn chứng xác đáng tác hại của ma túy, về việc sử dụng methadone cho người
nghiện, việc quản lý thuốc thay thế và vai trò của ngành công an, của chính
quyền trong việc giám sát phân phát và sử dụng thuốc. Ông Bùi Ngọc Nhuần- Phó
Chủ tịch Hội cho rằng, vấn đề tạo công ăn, việc làm cho người dân cũng là giải
pháp để giảm thiểu tệ nạn xã hội. Đây là một trong các hoạt động trọng
tâm mà Hội đã xác định để tham gia cùng các cơ quan nhà nước trong việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật, tham gia theo dõi, đánh giá việc thực hiện pháp
luật, đưa ra các khuyến nghị về chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và
nghĩa vụ công dân, phù hợp với Điều lệ Hội.
|