DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 30
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Nâng mức hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo

Nâng mức hỗ trợ và mức vay về nhà ở cho người nghèo, đồng thời mở rộng thêm đối tượng được thụ hưởng chính sách, là những nội dung đáng chú ý trong tờ trình Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo của Bộ Xây dựng.

Nâng mức hỗ trợ và mức vay

Bộ Xây dựng vừa hoàn tất Dự thảo trình Chính phủ phê duyệt và ban hành chính sách tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (Chương trình 167 giai đoạn 2).

Theo phân tích của Bộ Xây dựng tại tờ trình, tại thời điểm năm 2008 (năm ban hành Quyết định 167), giá thành căn nhà diện tích 24 m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên là khoảng 23-24 triệu đồng. Sau 4 năm, đến nay, giá vật liệu xây dựng tăng 64%, chi phí nhân công cũng tăng so với trước. Ước tính, tại thời điểm hiện nay, kinh phí đó phải lên tới khoảng 36 - 37 triệu đồng.

Do đó, trong dự thảo Quyết định về chính sách tiếp tục hỗ trợ người nghèo về nhà ở do Bộ Xây dựng soạn thảo đã điều chỉnh mức hỗ trợ và mức vay phù hợp với hệ số trượt giá.

Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 10 triệu đồng. Đối với những hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách khác nhưng nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ; đối với những hộ có nhà ở đã bị sập đổ do thiên tai thì thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ; đối với những hộ khu vực miền Trung thuộc diện được hỗ trợ chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716 nhưng có khó khăn về nhà ở thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ.

Bên cạnh đó, những hộ cư trú tại các vùng khó khăn theo Quyết định 30 được hỗ trợ thêm với mức 2 triệu đồng/hộ, và hỗ trợ bổ sung 4 triệu đồng/hộ đối với những hộ đang cư trú tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tất cả những hộ thuộc diện đối tượng nêu trên nếu có nhu cầu thì được vay ưu đãi với mức tối đa 15 triệu đồng/hộ. Ngoài vốn ngân sách nhà nước và vốn vay thì các hộ gia đình tham gia đóng góp và huy động từ cộng đồng khoảng 12 triệu đồng/hộ.

Cần nguồn vốn gần 19.000 tỷ đồng

Đối tượng thụ hưởng chính sách cũng được mở rộng. Theo đó, hộ nghèo là hộ độc lập có thời gian tối thiểu 2 năm tính từ thời điểm tách hộ đến khi chính sách có hiệu lực thi hành; Hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 8 năm trở lên nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát; Hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác, nhưng nay đã bị mất nhà ở hoặc nhà ở bị sập đổ hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hoả hoạn...; Hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716 nhưng có khó khăn về nhà ở....

Dự thảo chính sách mới cũng bổ sung thêm quy định đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn so với mức quy định chung nhưng không thấp hơn 18 m2, thay vì chỉ những căn nhà hỗ trợ phải có diện tích tối thiểu là 24 m2 như Quyết định 167.

Theo thống kế, hiện cả nước có khoảng 510.000 hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở, nhà ở tạm bợ, dột nát hoặc chưa có nhà ở. Trong số đó khoảng 47% cư trú tại vùng không khó khăn (tương đương 241.400 hộ), khoảng 25% số hộ cư trú tại vùng khó khăn theo Quyết định 30 (tương đương 126.100 hộ) và khoảng 28% số hộ cư trú tại các thôn (bản) đặc biệt khó khăn (tương đương 143.200 hộ).

Để hỗ trợ được các đối tượng thuộc diện nói trên, ước tính cần khoảng 19 nghìn tỷ đồng (Trong đó, dự kiến tổng cộng vốn Ngân sách Nhà nước cần hơn 5 nghìn tỷ đồng; khoảng 7,7 nghìn tỷ đồng dành cho việc vay của các hộ với mức vay 15 triệu đồng/hộ từ ngân hàng chính sách; và vốn huy động từ cộng đồng và đóng góp của hộ gia đình cần khoảng 6,1 nghìn tỷ đồng).

Thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, từ 2009-2012, các địa phương đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho trên 515.000 hộ nghèo, đảm bảo cho khoảng gần 2,5 triệu người có nhà ở an toàn, ổn định, đạt tỷ lệ 104% so với số hộ phê duyệt ban đầu.

(Nguồn: http://www.tinmoi.vn)
CÁC TIN KHÁC:
“Bộ trưởng phải có trách nhiệm về nợ đọng văn bản” (7/1/2013)
Toàn dân chung tay lo việc nước (3/1/2013)
Tòa án Việt Nam khởi động tiến trình áp dụng án lệ (26/12/2012)
Truy trách nhiệm trong việc nợ đọng văn bản, hướng dẫn “vượt rào“ (25/12/2012)
“Kẽ hở” dễ lợi dụng để tẩu tán tài sản thi hành án (24/12/2012)
Án oan và câu chuyện về chứng cứ (19/12/2012)
Bảo trợ tư pháp cho người nghèo là vấn đề cấp bách (17/12/2012)
Có cần Luật về chứng cứ và chứng minh? (17/12/2012)
Lấy ý kiến người dân qua nhiều hình thức để sửa đổi Hiến pháp (13/12/2012)
“Không được “gây khó” khi người dân tiếp cận công lý“ (10/12/2012)
Hỗ trợ đúng các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp “bức xúc“ (10/12/2012)
Giảm bớt thẩm quyền, thu gọn hình thức ban hành văn bản QPPL (10/12/2012)
Một người có quyền định đoạt tài sản chung của cả nhà? (10/12/2012)
Nâng tầm pháp lý cho hoạt động chứng thực (4/12/2012)
Nhiều sáng kiến hữu ích phát huy hiệu quả công tác tư pháp (4/12/2012)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design