Đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ (kể cả trách nhiệm giải trình trước Chính phủ,
trước Quốc hội) trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật; nâng cao vai
trò, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong theo dõi tình hình xây dựng, ban
hành văn bản quy định chi tiết.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
cần chú trọng hơn nữa trong việc củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò
của tổ chức pháp chế bộ, ngành mình trong việc soạn thảo, trình VBQPPL
của bộ, ngành mình; triển khai quyết liệt việc thi hành Nghị định số
59/CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật (có
hiệu lực từ ngày 1/10/2012) trong đó có nội dung theo dõi tình hình ban
hành văn bản quy định chi tiết thi hành VBQPPL thuộc trách nhiệm của Bộ
Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ.
Theo đó, khẩn trương thực hiện cơ chế
mới với vai trò của Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ
và các bộ, ngành trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá một
cách thống nhất, thường xuyên, toàn diện tình hình xây dựng, ban hành
văn bản quy định chi tiết. Thực hiện nghiêm túc quy định của Luật
ban hành VBQPPL, nâng cao chất lượng của luật, pháp lệnh, giảm tối đa số
lượng các vấn đề cần quy định chi tiết trong các dự án luật, pháp lệnh
trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hạn chế các vấn đề quy định
chi tiết dưới hình thức thông tư liên tịch. Chỉ ủy quyền lập pháp đối
với những vấn đề “liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn
đề chưa có tính ổn định cao”
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục
tập trung chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành chủ trì soạn thảo, bảo đảm
tiến độ và chất lượng các dự thảo văn bản quy định chi tiết, trình Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính trong việc thực hiện Chương trình xây dựng, ban hành
văn bản quy định chi tiết.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để
thực hiện nghiêm Quy chế làm việc và chương trình công tác của Chính
phủ cần công khai các thông tin về tình hình xây dựng, ban hành văn bản
quy định chi tiết, thực trạng nợ đọng văn bản của các bộ, ngành.
Chủ động xây dựng, trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, ban hành sớm hơn chương trình xây dựng văn bản quy định
chi tiết, ngay sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
luật, pháp lệnh (không chờ đến sau khi Chủ tịch nước công bố). Đồng
thời, tiếp tục tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện Chương trình; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng
văn bản, định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm có báo cáo Chính phủ
tại các phiên họp thường kỳ và phiên họp chuyên đề.
Quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật ở các Bộ, ngành. Đội ngũ
công chức làm công tác xây dựng chính sách, pháp luật của các Bộ, ngành
cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng trình độ, năng lực kỹ năng về phân
tích, dự báo chính sách, về soạn thảo văn bản pháp luật.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ
quan ngang bộ kịp thời triển khai thực hiện Nghị định số 55/CP của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ
chức pháp chế; sớm kiện toàn tổ chức, biên chế và nâng cao năng lực cho
đội ngũ này; chỉ đạo việc ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ
chức bộ máy, biên chế và tiêu chuẩn đối với người làm công tác pháp chế.
Đổi mới việc quản lý, sử dụng kinh phí
xây dựng VBQPPL theo hướng tăng cường kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng
văn bản. Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng pháp luật theo quy định,
cần thu hút các nguồn kinh phí từ các dự án các bộ đang thực hiện để tập
trung đầu tư cho việc nghiên cứu, xây dựng văn bản.
Nghiên cứu, tiếp tục đổi mới quy trình
xây dựng, ban hành VBQPPL. Sửa đổi, bổ sung và hợp nhất 2 Luật ban hành
VBQPPL để tạo điều kiện tốt hơn cho việc soạn thảo, ban hành văn bản quy
định chi tiết phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội quan tâm, giám sát thường xuyên đối với Chính
phủ trong công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết; chỉ
đạo các ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các Bộ,
ngành trong quá trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nhất là trong qúa
trình nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sau khi Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội cho ý kiến để thống nhất những nội dung của luật,
pháp lệnh, trong đó có các nội dung ủy quyền quy định chi tiết thi hành,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, ban hành văn bản quy định
chi tiết, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật,
tăng cường pháp chế nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. |