DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 28
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Có luật vẫn khó xử nạn chăn dắt, hành hạ trẻ bán vé số, ăn xin

Các đối tượng chăn dắt bắt trẻ bán vé số thâu đêm, đánh đòn không thương tiếc và vét sạch từng đồng tiền do chính các em kiếm được. Đó là một thực trạng đau xót, diễn ra ở TP.HCM nói riêng và các địa phương khác nói chung. Hành vi đó được xem là vi phạm pháp luật hình sự.

Chăn dắt, bắt trẻ đi ăn xin

Ở một số quận tại TP.HCM, cứ vào buổi chiều là các “ông bà chủ” chăn dắt mấy đứa trẻ xuống khắp các ngả đường, phát cho mỗi bé một xấp vé số dày cộp rồi xua tản đi bán. Giao việc xong, hai “chủ chăn” ngồi ở góc đường chờ các em ra nộp tiền.

Nhẫn tâm hơn, có “ông bà chủ”  chuyên dùng trẻ em khuyết tật để dụ dỗ tiền của người đi đường.

Không chỉ lừa gạt lòng nhân đạo của người qua đường, những kẻ hành nghề “chăn dắt cái bang” này còn có hành vi tra tấn, hành hạ những “quân cờ” của mình để thu được tiền một cách nhiều nhất.

Thực trạng nhãn tiền này không chỉ khiến dư luận bức xúc, mà dưới lăng kính pháp luật, đây là một loại hành vi phạm tội cần phải nghiêm trị.

“Hành hạ người khác”

Luật sư Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Tôi khẳng định đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý thích đáng nhằm răn đe, giáo dục người phạm tội; để những người khác, đặc biệt là trẻ em thoát khỏi tệ nạn bị chăn dắt để kiếm tiền  cho kẻ bất lương một cách vô nhân đạo, trái pháp luật.

Hành vi của những người chăn dắt trẻ em kể cả người già cấu thành tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự (BLHS). Theo đó: “Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ một tháng đến hai năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật.

Theo Luật sư Tao, đối với hành vi chăn dắt trẻ em là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 110 BLHS vừa nêu. Về nguyên tắc, Nhà nước ta dành nhiều ưu ái đối với trẻ em như: Trẻ em được khám chữa bệnh miễn phí, giáo dục miễn phí…

Nước ta là nước thứ hai phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước được ghi nhận qua cụm từ “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em nước ta phải gánh chịu những rủi ro, thiệt thòi do chưa được người thân, các cơ quan hữu quan quan tâm chăm sóc đúng mức; bị những phần tử xấu lợi dụng, hành hạ, bóc lột sức lao động để mưu cầu lợi ích bất chính cho họ như tình trạng trẻ em bị chăn dắt đi bán vé số thâu đêm suốt sáng.

Có thể nói, bọn người bất lương không từ bỏ thủ đoạn gian ác nào, buộc trẻ em đi ăn xin, số tiền có được từ người đi đường rủ lòng thương bố thí, bọn chăn dắt thu gom kể cả trẻ em bị tàn tật, bị chủ chăn dắt bóc lột sức lao động đến kiệt sức, đánh đập và bỏ đói một cách tàn nhẫn.

Mặc dù Nhà nước ta hình thành những cơ quan tổ chức chăm sóc bảo vệ trẻ em như: Hội bảo vệ bà mẹ trẻ em, Trường nuôi dạy trẻ em mồ côi, Trường giáo dưỡng, Nhà mở tình thương nhưng trên thực tế các cơ quan tổ chức vừa đề cập chỉ hoạt động cầm chừng, ít hiệu quả, nhiều trẻ em có hoàn cảnh éo le không được chăm sóc giáo dục tới nơi tới chốn.

Ngạn ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Trẻ em bị cộng đồng, xã hội bỏ rơi, đẩy các em vào chỗ “đói ăn vụng, túng làm càn”. Từ đó bị người lớn lợi dụng, khai thác sức lao động của trẻ em trái pháp luật.

Đã đến lúc Nhà nước cần quan tâm hơn nữa, hình thành những tổ chức bảo vệ chăm sóc trẻ em có hiệu quả, như thành lập các cơ sở nuôi dạy trẻ em tàn tật, cơ nhỡ, thành lập tòa án thiếu nhi để xử lý trẻ em vi phạm pháp luật hình sự.

(Nguồn: http://phapluatvn.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Hòa Bình: Năm 2013 sẽ tổ chức trên 100 đợt Trợ giúp pháp lý về cơ sở (22/1/2013)
“Dưỡng“ quyền bình đẳng giới cho phụ nữ từ khi là... cô bé (22/1/2013)
“Cộng đồng trách nhiệm” xây đắp nền tư pháp vì người dân (11/1/2013)
Công tác tư pháp, nhiệm vụ chính trị không chỉ của ngành Tư pháp (11/1/2013)
Thủ tướng chỉ đạo nâng cao trách nhiệm công tác Tư pháp (9/1/2013)
Nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo dịp Tết (8/1/2013)
Nâng mức hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo (8/1/2013)
“Bộ trưởng phải có trách nhiệm về nợ đọng văn bản” (7/1/2013)
Toàn dân chung tay lo việc nước (3/1/2013)
Tòa án Việt Nam khởi động tiến trình áp dụng án lệ (26/12/2012)
Truy trách nhiệm trong việc nợ đọng văn bản, hướng dẫn “vượt rào“ (25/12/2012)
“Kẽ hở” dễ lợi dụng để tẩu tán tài sản thi hành án (24/12/2012)
Án oan và câu chuyện về chứng cứ (19/12/2012)
Bảo trợ tư pháp cho người nghèo là vấn đề cấp bách (17/12/2012)
Có cần Luật về chứng cứ và chứng minh? (17/12/2012)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design