Về vấn đề của Bạn Hà, Luật sư Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty
Luật Bảo Ngọc, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20
tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức
khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức
tốt.
2. Những người sau đây
không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một
số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết
định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình
phạt tù;
d) Chưa được xóa án
tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh
niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng
nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô,
cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại
điểm b và điểm c khoản 1 điều này”.
Như vậy, pháp luật
không có quy định nào cấm người độc thân nhận con nuôi. Do đó nếu đáp ứng được
đầy đủ các điều kiện đối với người nhận con nuôi theo quy định vừa trích dẫn ở
trên, bạn hoàn toàn có thể nhận con nuôi.
Thủ tục đăng ký nhận
con nuôi
Điều 19 Luật Nuôi con
nuôi quy định về việc nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi như
sau:
“1. Người nhận con nuôi
phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi
người nhận con nuôi thường trú.
2. Thời hạn giải quyết
việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ
hợp lệ”.
Theo các quy định tại
Điều 20 và 21 Luật Nuôi con nuôi, sau khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ về việc
nhận con nuôi, UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và
tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan.
Khoản 1 Điều 21 quy
định về việc lấy ý kiến của những người có liên quan đến việc nhận con nuôi như
sau: “Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được
nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành
vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại;
nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em
từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó”.
Đối chiếu các quy định
vừa trích dẫn ở trên với trường hợp của bạn, khi muốn nhận nuôi con nuôi bạn
cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Xét thấy bạn và cháu bé bạn nhận nuôi có đủ điều
kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con
nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho bạn, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ
của cháu bé. Trường hợp UBND cấp xã từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản
cho bạn và nêu rõ lý do.
./.
|