Về vấn đề của anh Thi,
Luật sư Vũ Tiến Minh, Công ty Luật Bảo An tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 474 Bộ luật
Dân sự năm 2005 về hợp đồng vay vay tài sản (tài sản vay là tiền), khi đến hạn
bên vay phải trả đủ tiền cho bên cho vay. Nếu quá hạn, bên cho vay có quyền
khởi kiện để yêu cầu tòa án xét xử, buộc bên vay phải trả nợ theo quy định của
pháp luật.
Căn cứ khoản 3 Điều 23
Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao, việc kiện đòi tài sản là nợ gốc thì pháp luật không quy định thời
hiệu khởi kiện nên bên cho vay có thể khởi kiện bất cứ lúc nào.
Theo Điều 34, 36 Bộ
luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền xét xử các vụ án có yếu tố nước
ngoài, trường hợp bên vay đang sinh sống ở nước ngoài thì thẩm quyền xét xử
thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi nguyên đơn (bên cho vay) sinh sống.
Hồ sơ khởi kiện bao
gồm: Đơn khởi kiện, các tài liệu về nhân thân người khởi kiện, các thông tin
nhân thân của bị đơn, hợp đồng vay nợ, chứng từ giao tiền, các tài liệu về việc
gia hạn nợ (nếu có) và các tài liệu khác để chứng minh cho yêu cầu của mình là
có căn cứ và hợp pháp.
Đối chiếu với các quy
định trên, bạn có quyền khởi kiện người vay tại tòa án cấp tỉnh nơi bạn sinh
sống để yêu cầu tòa án xét xử theo quy định của pháp luật.
Với trường hợp của bạn,
do bên vay (bị đơn) đang ở nước ngoài nên sau khi thụ lý vụ án, tòa án phải
tiến hành việc ủy thác tư pháp thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở
nước ngoài hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó
và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập
điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này, để cơ quan này tiến hành lấy lời
khai của bị đơn theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân dự.
Trường hợp ủy thác có
kết quả, tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo luật định. Trường hợp ủy
thác không đạt kết quả, căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, tòa án ra quyết
định tạm đình chỉ vụ án. Khi lý do tạm đình chỉ không còn, tòa án sẽ tiếp tục
giải quyết vụ án.
Đối với nguyên đơn, khi
phát hiện bị đơn về nước, cần thông báo ngay cho tòa án để tòa án tiếp tục giải
quyết vụ kiện. Để ngăn chăn việc bị đơn xuất cảnh, căn cứ Nghị định
136/2007/NĐ-CP và các nghị định sửa đổi, bổ sung về xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam, bạn có quyền yêu cầu tòa án ra lệnh cấm xuất cảnh đối với bị
đơn cho đến khi vụ việc được giải quyết xong.
Bởi vì người vay là
người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân
sự nên bạn không thể khởi kiện người thân tích của người vay được. Nếu bạn gửi
đơn thì tòa án sẽ trả lại đơn vì người bị kiện không có quyền và nghĩa vụ gì
liên quan đến việc cho vay của bạn.
./.
|