Về vấn đề của bạn Nam,
Luật sư Đỗ Trong Linh, Công ty Luật Bảo An tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 15 Bộ luật
Hình sự, hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên thì là phòng
vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Đối với sự việc bạn
nêu, giả sử kẻ trộm chó đã và đang bỏ chạy thì hành động phạm tội đã chấm dứt.
Do vậy, việc ném gạch nhằm gây thương tích (dù chỉ để nhằm bắt giữ) không còn
là phòng vệ chính đáng. Tùy theo mức độ hậu quả mà người thực hiện hành vi này
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc người bỏ chạy có
phải là kẻ trộm hay không không ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự với người có
hành vi tấn công.
Về mức độ thương tật,
theo quy định tại Điều 104 (Bộ luật Hình sự), người nào cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%
hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản này (gây
cố tật nhẹ cho nạn nhân; đối với trẻ em; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy
hiểm…) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm.
Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31%
đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104, thì bị phạt tù từ hai năm đến 7
năm…
Để có căn cứ xác định
mức độ tổn hại sức khỏe, cơ quan điều tra sẽ đề nghị cơ quan chuyên môn giám
định để xác định tỷ lệ thương tật của người bị hại.
Ngoài trách nhiệm hình
sự, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại do
hành vi của mình gây ra.
Theo quy định của pháp
luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người gây thiệt hại về sức
khỏe cho người khác phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi của mình gây
ra, bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho
việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút
của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị
thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập
trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và
phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người
thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại.
Mặt khác, người xâm
phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn
thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Trường hợp em bạn gây
tổn hại sức khỏe cho người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc được miễn trách nhiệm hình sự thì em của bạn vẫn phải bồi thường thiệt hại
cho người bị thiệt hại bởi hành vi của mình gây ra.
./. |