Theo đó, những tội danh
được đề xuất bỏ hình phạt tử hình bao gồm: Tội cướp tài sản; phá hủy công
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch;
phá hoạt hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến
tranh.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại hội
thảo “Một số định hướng cơ bản của dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi)” được Ủy ban
Tư pháp của Quốc hội tổ chức tại Hòa Bình ngày 24/3.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết một
trong những định hướng lớn nhất của dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) lần này
là hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình.
“Chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít trường
hợp phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất dã man, tàn bạo, xâm phạm
tính mạng của con người (như giết người dã man; giết người cướp của; giết người
và hiếp dâm; giết người vì động cơ đê hèn...); đe dọa nghiêm trọng đến trật tự,
an toàn xã hội và sự phát triển giống nòi (một số tội phạm về ma túy)...” - ông
Tụng nói.
Bên cạnh quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối
với người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
như hiện nay, dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) bổ sung thêm đối tượng không áp
dụng hình phạt tử hình là người từ 70 tuổi trở lên.
Cũng tại cuộc hội thảo này, nhiều ý kiến tỏ ra đồng
tình với đề xuất trên. Báo Dân trí dẫn lời ông Ông Nguyễn Tất Viễn - Thường trực
Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Theo thông tin mới nhất từ Trung ương, Bộ luật
Hình sự hiện hành sẽ có 22 tội danh quy định xử hình phạt tử hình, nếu bỏ đi 7
tội thì vẫn còn là quá cao.
Như chúng ta đã biết, “Tử hình là hình phạt tước đi quyền sống -
quyền quan trọng nhất của con người nên việc kết án tử hình cũng đồng thời tước
bỏ cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và phục thiện, loại trừ khả năng khắc phục oan
sai có thể xảy ra trên thực tế”, việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử
hình là hết sức cần thiết, Ông Viễn nói.
Đồng tình với ông Viễn, Phó chánh án TAND Tối cao
Nguyễn Sơn cho biết trong quá trình thảo luận, góp ý cho dự thảo bộ luật này đã
có nhiều ý kiến cho rằng nên loại bỏ tử hình ở một số tội danh khác nữa.
Điều quan trọng nhất trong chính sách hình sự cần hướng,
theo ông Độ, chính là hướng đến tính hướng thiện. Ông Độ ví dụ về vụ án buôn
bán ma túy tại Quảng Ninh mới được đưa ra xét xử mới đây. Trung tướng Trần Văn
Độ - nguyên Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, nguyên Phó chánh án TAND Tối
cao bày tỏ, nếu cho rằng phải trấn áp, xử phạt thật mạnh, thật nặng thì tội phạm
mới giảm thì đó là quan điểm sai lầm.
“Nếu đúng theo quy định của pháp luật thì có thể 60
trường hợp bị áp dụng án tử hình, nhưng qua cân nhắc, tòa đã chỉ tuyên án tử đối
với 30 trường hợp”- ông Độ nói.
Các đại biểu cũng đồng tình với việc giữ hình phạt tử
hình đối với một số tội như tội Tham nhũng và tàng trữ, vận chuyển ma túy bởi
việc buôn bán, vận chuyển chất ma túy bởi những tội danh này cần phải nghiêm trị
và vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp nên cần phải có biện pháp xử lý nghiêm.
./. |