Về vấn đề của anh Giao,
Luật sư Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc( HN) tư vấn như sau: Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 quy
định về nhiệm vụ của cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng cảnh sát khác
và công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao
thông đường bộ, cảnh sát cơ động có các nhiệm vụ như sau: “a) Thực hiện việc tuần
tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của cảnh sát giao thông đường bộ và
theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Xử phạt vi phạm hành
chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường
bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng; c) Thống kê, báo cáo
các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần
tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế
hoạch đã được phê duyệt”. Theo Khoản 4 Điều 68
Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về thẩm quyền xử phạt hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, cảnh sát trật tự, cảnh sát
phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn
giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi
phạm sau: - Đỗ xe chiếm một phần
đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe
theo quy định. - Bấm còi hoặc gây ồn
ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân
cư. - Dừng xe không sát
theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề
đường, hè phố quá 0,25 m. - Tụ tập từ 3 (ba) xe
trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ. - Không chấp hành hiệu
lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông. - Điều khiển xe trong
tình trạng say xỉn. - Điều khiển xe lạng
lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. - Người điều khiển xe
hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang
vác vật cồng kềnh… Quá trình tuần tra,
kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông
đường bộ đi cùng thì lực lượng cảnh sát cơ động có quyền xử phạt hành chính đối
với một số lỗi vi phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Kể từ ngày 20/12/2015 khi Thông tư số 58/2015/TT-BCA
ngày 03/11/2015 của Bộ Công an quy định về việc tuần tra, kiểm soát bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng cảnh sát cơ động chính thức có hiệu
lực, những nội dung về nguyên tắc của hoạt động tuần tra, nhiệm vụ, thẩm quyền
xử phạt hành chính,… của lực lượng cảnh sát cơ động sẽ được điều chỉnh bởi
Thông tư này. Thông tư mới bổ sung
thêm các quy định về quyền hạn của cảnh sát cơ động, theo đó trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát các chiến sĩ cảnh sát cơ động sẽ có các quyền
hạn sau: “1. Kiểm soát người,
phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm
vụ tuần tra, kiểm soát. 2. Xử lý hành vi vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền. 3. Áp dụng các biện
pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. 4. Yêu cầu cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội. 5. Sử dụng vũ khí, công
cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt
động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. 6. Thực hiện quyền hạn
khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an”. Như vậy, bạn có thể thấy rằng về quyền hạn của cảnh sát cơ động
hiện nay, là có được mở rộng theo một
mức độ nhất định, rõ ràng.
./. |