Về vấn đề trên,
Luật sư Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc, Đoàn Luật sư Thành phố
Hà Nội tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản
1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: "Người tiêu dùng” được
hiểu là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Theo Điều 8 và Điều 9
luật này, người tiêu dùng có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền của
người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn
tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao
dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông
tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội
dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp
hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác
về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa,
dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện
thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội
dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ…
6. Yêu cầu bồi thường
thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất
lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo,
khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của
người tiêu dùng
1. Kiểm tra hàng hóa
trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức
xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác;
thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
2. Thông tin cho cơ
quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ
lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người tiêu dùng”.
Theo các quy định vừa
trích dẫn ở trên, bạn phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì cần thông
báo sớm cho nhà sản xuất để họ có biện pháp giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo
sức khỏe cũng như quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
Trong trường hợp bạn đã
thông báo nhưng họ không hợp tác và hành vi của họ gây thiệt hại đến lợi ích
của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì bạn có thể tự mình hoặc đề
nghị tổ chức xã hội yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải
quyết (Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Khi thông báo sự việc
lên cơ quan có thẩm quyền, bạn còn có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng
có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ.
Về quyền khởi
kiện của người tiêu dùng
Quyền khởi kiện của
người tiêu dùng được quy định tại khoản 7, Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. Do vậy, người tiêu dùng có thể sử dụng một trong 4 hình thức giải
quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ như thương lượng; hòa giải; trọng tài; tòa án.
Trong trường hợp đã gửi
văn bản tới cơ quan có thẩm quyền nhưng không được giải quyết thì theo
quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có
khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ra tòa án để đề nghị
tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình.
Khi phát hiện hàng hóa,
dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi
của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người tiêu dùng, người tiêu dùng có nghĩa vụ “thông tin cho cơ
quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan” được biết.
Tuy nhiên, cần lưu ý
việc “thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan” không đồng
nghĩa với việc lợi dụng sản phẩm không đảm bảo an toàn để có hành vi trục lợi
cho bản thân và đe dọa bên kia để nhằm mục đích cưỡng đoạt tài sản.
./.
|