Ông Đồng Xuân Tình (tỉnh Đồng Nai) sinh năm 1958, tham gia quân đội từ tháng 3/1979 đến tháng 11/1986 thì phục viên, tổng thời gian phục vụ trong quân đội là 7 năm 8 tháng chưa hưởng trợ cấp.
Tháng 3/1987, ông Tình tham gia công tác tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đến tháng 11/1995 xin nghỉ việc. Tháng 2/1996, ông cùng gia đình vào miền Nam sinh sống. Tháng 6/1998 làm việc tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và đến tháng 2/2014 nghỉ việc.
Ông Tình có thời gian đóng BHXH bắt buộc tại xã Cẩm Đường là 13 năm 9 tháng, tổng thời gian công tác của ông để hưởng BHXH là 21 năm 7 tháng. Do sức khỏe yếu, ông xin giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi. Qua giám định y khoa ông Tình bị giảm trên 70% sức lao động, được BHXH tỉnh Đồng Nai cho nghỉ hưu và tính lương hưu theo năm đóng BHXH trừ thời gian nghỉ trước tuổi, nhưng khi tính lương hưu ông được tính theo mức lương cuối cùng khi nghỉ công tác tại địa phương.
Ông Tình hỏi, ông có được tính trợ cấp thâm niên đối với thời gian phục vụ trong quân đội tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu không?
|
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời ông Đồng Xuân Tình như sau:
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 34
Nghị định số 68/2007/NĐ-CPngày 19/4/2007 của Chính phủ nay đã
được sửa đổi tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
thì đối tượng được áp dụng tính lương hưu theo chế độ chuyển ngành là sỹ quan
chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, doanh
nghiệp Nhà nước.
Đối chiếu với quy định nêu trên, ông Tình có thời
gian phục vụ trong quân đội được phục viên về xã nên ông không thuộc đối tượng
được áp dụng tính lương hưu theo chế độ chuyển |
|
(Nguồn: chinhphu.vn) |
|
|