DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 72
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Có được kết hôn và bảo lãnh đi Úc khi mới li dị không?

"Em ở Việt Nam, đã ly dị hai tháng, gặp người bạn ở Úc đã ly dị 5 năm. Bạn em có thể đăng ký kết hôn với em ở Việt Nam và bảo lãnh em sang Úc định cư không?"

Về vấn đề trên, Luật Sư Trịnh Văn Hiệp, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh tư vấn như sau:

- Điều 126 Luật hôn nhân gia đình (HNGĐ) năm 2014 quy định: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.

Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật HNGĐ về điều kiện kết hôn.

Điều 8 Luật HNGĐ quy định về điều kiện kết hôn như sau: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo một số quy định khoản 2 điều 5 của Luật HNGĐ:

a) Kết hôn giả tạo

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Chiếu theo quy định trên thì bạn và người bạn của bạn đủ điều kiện để được đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Về thủ tục bảo lãnh định cư Úc diện vợ chồng như sau:

Thị thực diện vợ chồng Úc đầu tiên được cấp là thị thực tạm thời. Sau 2 năm, mối quan hệ được đánh giá lại và nếu thấy mối quan hệ là chân thật, thị thực vĩnh viễn sẽ được cấp.

Những yêu cầu cơ bản cho thị thực đi Úc diện vợ chồng:

Điều kiện nộp đơn xin thị thực diện vợ chồng: đương đơn phải đã kết hôn với công dân Úc; hoặc thường trú nhân ở Úc; hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện.

Tất cả đương đơn xin thị thực Úc diện vợ chồng phải được bảo lãnh bởi người phối ngẫu của họ và người phối ngẫu này phải đủ 18 tuổi trở lên.

Điều kiện nộp đơn xin thị thực diện vợ chồng trên cơ sở đã kết hôn, hôn nhân đó phải hợp pháp theo luật của Úc.

Tất cả những đương đơn xin thị thực Úc được yêu cầu phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và nhân cách.

Các hồ sơ xin thị thực phải được chuẩn bị hoàn chỉnh đến mức tối đa và các giấy tờ hỗ trợ cho đơn xin phải nộp ngay khi bạn nộp hồ sơ. Những hồ sơ không hoàn chỉnh hoặc có giấy tờ kém chất lượng có thể bị xét chậm hoặc bị từ chối.

Bạn phải điền vào đơn đầy đủ, trung thực tất cả thông tin liên quan theo yêu cầu (bất kỳ hình thức giả mạo hoặc che giấu thông tin nào đều có thể dẫn đến việc đơn xin thị thực của bạn sẽ bị từ chối).

Tất cả các chữ ký trên đơn xin thị thực và trong hộ chiếu phải do chính đương đơn xin thị thực ký.

Những giấy tờ kèm theo gồm:

Kèm theo đơn, bạn cần nộp các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, sơ yếu lý lịch, lý lịch tư pháp... (chú ý giấy tờ bản sao phải được công chứng).

Những giấy tờ không viết bằng tiếng Anh phải có bản dịch tiếng Anh đính kèm. Bản dịch phải do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam dịch thuật (lưu ý là những thư từ cá nhân và các bằng chứng về mối quan hệ không cần dịch).

Những đương đơn thành công và có được thị thực diện vợ chồng của Úc (vĩnh viễn) sẽ trở thành thường trú nhân của Úc. Thường trú nhân Úc có quyền sống, làm việc và học tập ở Úc trên cơ sở lâu dài.

Những lợi ích bổ sung của thường trú nhân Úc bao gồm được tham gia vào chương trình chăm sóc sức khỏe do chính phủ trợ cấp (medicare), trợ cấp an sinh xã hội nhất định và khả năng nộp đơn xin cấp quyền công dân Úc.

./.

(Nguồn: tuoitre.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Có được làm lại CMND khi không có hộ khẩu thường trú không? (31/12/2015)
Chồng có quyền khởi kiện khi vợ bỏ nhà đi mang theo con và tài sản? (28/12/2015)
Mua lại ô tô của người thân, có phải sang tên không? (28/12/2015)
Vợ có con với người khác, chồng có quyền từ chối làm cha đứa bé không? (28/12/2015)
Không muốn lập gia đình và nhận con nuôi, có được không? (26/12/2015)
Bố có quyền yêu cầu con không được chuyển nhượng di sản thừa kế không? (26/12/2015)
Mua phải sản phẩm có chất lượng kém, phải làm sao? (26/12/2015)
Xác đinh diện tích đất ở như thế nào khi đất có nhà và vườn? (18/12/2015)
Việt Kiều đem bao nhiêu tiền về nước thì bị khai báo hải quan? (18/12/2015)
Đất chuyển nhượng cho chồng, có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? (18/12/2015)
Cảnh sát cơ động có những quyền hạn mới nào? (17/12/2015)
Cho bạn vay tiền ở nước ngoài, đòi như thế nào? (17/12/2015)
Gây thương tích cho người nghi là ăn trộm, xử lí như thế nào? (17/12/2015)
Làm sao để bí mật tố giác tội phạm? (14/12/2015)
Thủ tục pháp lí về xây dựng (11/12/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design