Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc với dân số trên 80 vạn người, có 7 dân tộc anh em là Kinh, Mường, Thái, Tày, Dao, Hoa, H'Mông cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm đến 70%. Hiện nay trên toàn tỉnh còn 73 xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28%, hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, địa hình miền núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, phần lớn đều thuộc hộ nghèo. |
Được sự quan tâm của Đảng
và nhà nước trong những năm qua các chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, đồng
bào dân tộc thiểu số cả về vật chất và tinh thần là sự lỗ lực lớn giúp đồng bào
dân tộc thiểu số có điều kiện cải thiện về kinh tế và tiếp cận với pháp luật.
Từ khi Luật Trợ giúp pháp
lý có hiệu lực (năm 2007), Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Hòa Bình luôn chú trọng
đến hoạt động TGPL ở cơ sở đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Nhằm
khắc phục những khó khăn về giao thông và điều kiện đi lại của bà con Trung tâm
đã chủ động đến với bà con thông qua các chuyến TGPL lưu động đến tận thôn bản
và phát triển đội ngũ cộng tác viên là cán bộ một số phòng ban của huyện và cán
bộ tư pháp của hầu hết các xã trong tỉnh,là người địa phương đó, nói được tiếng
dân tộc và am hiểu luật tục vì vậy cộng tác viên là chiếc cầu nối giữa đồng bào
với cán bộ, chuyên viên TGPL trong các buổi TGPL lưu động.
Tính từ năm 2006 đến nay Trung
tâm và Chi nhánh của Trung tâm đã thực hiện TGPL được 42.259 vụ việc, trong đó
chủ yếu là các mâu thuẫn nhỏ trong nhân dân qua đó góp phần giảm bớt các khiếu
nại, khiếu kiện vượt cấp, giữ gìn ổn định trật tự xã hội tại địa phương. Trong 42.259
vụ việc thì có đến có 26.073 vụ việc đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thông qua đó đã giúp người dân tộc thiểu số tại Hòa Bình bảo vệ được các quyền
và lợi ích hợp pháp cuả họ.
Qua các đợt trợ giúp pháp
lý lưu động tại cơ sở, Đoàn TGPL đã giúp người dân giải đáp những vướng mắc
pháp luật về đất đai, dân sự, chế độ chính sách, hôn nhân và gia đình,việc làm…Đồng
thời, Trung tâm cấp phát hàng chục ngàn tờ rơi, tờ gấp, băng catxet … tuyên
truyền về chính sách trợ giúp pháp lý, về các lĩnh vực pháp luật liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, đăng tải các tin, bài giới thiệu về hoạt
động Trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh những kết quả đạt
được công tác TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, hạn
chế như:
Về
phía Trung tâm: Nguồn
ngân sách eo hẹp, phương tiện phục vụ cho công tác (xe ô tô) đã quá cũ, chưa
thật sự đảm bảo cho các chuyến công tác xa, dài ngày. Đội ngũ cộng tác viên do
kiêm nhiệm nên nhiều khi do bận công tác không tham gia cùng đoàn TGPL được vì
vậy đoàn công tác gặp không ít khó khăn khi phải nói tiếng địa phương.
Về
phía nhân dân: Đồng bào
dân tộc sống chủ yếu dựa vào nương rẫy và làm nông nghiệp nên khi vào vụ mùa
rất khó khăn trong việc thu hút bà con tham dự. Các trưởng bản có trình độ văn
hoá thấp, hiểu biết pháp luật hạn chế nên rất khó khăn trong việc hướng dẫn
đồng bào xử sự theo pháp luật.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Trung
tâm đã tham mưu với Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch TGPL hàng năm và đã chủ động
đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng
nhu cầu về TGPL cho các đối tượng được trợ giúp, góp phần nâng cao hiểu biết, ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương, nhất là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó
khăn của tỉnh. Bằng sự nỗ lực tìm tòi học hỏi, không ngừng phấn đấu trong công
tác, tập thể cán bộ, viên chức và cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước
tỉnh sẽ tiếp tục khẳng định vị trí vai
trò nhiệm vụ của mình để đưa pháp luật đến với người dân, xứng đáng là chỗ dựa
pháp lý vững chắc, đáng tin cậy mang lại
quyền lợi thiết thực cho người dân ./.
|