DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 35
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hà Nội sắp áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở

Từ ngày 18/8/2012, TP Hà Nội bắt đầu áp dụng quy định mới về hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất trong khu dân cư có đất ở và đất vườn, ao liền kề; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

Từ 40m2 đến 300m2

UBND TP Hà Nội cho biết, hạn mức giao đất ở mới làm căn cứ để giao đất ở tái định cư, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn, giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được quy định rất cụ thể. Tại các phường, mức tối thiểu là 40 m2, tối đa 90 m2; các xã giáp ranh các quận và các thị trấn tối thiểu 60m2, tối đa 120m2; các xã vùng đồng bằng tối thiểu 80m2, tối đa 180m2; các xã vùng trung du tối thiểu 120m2, tối đa 240m2; các xã vùng miền núi tối thiểu 150m2, tối đa 300m2.  Đối với thửa đất có vườn, ao được sử dụng trước ngày 18/12/1980 và có các loại giấy tờ về quyền sử dụng (QSD) đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003. Chẳng hạn, trường hợp trong hồ sơ địa chính hoặc trên giấy tờ về quyền sử dụng đất có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc đất thổ cư) thì toàn bộ diện tích đó được xác định là đất ở. 

Hay trường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trên giấy tờ về QSD đất, diện tích đất ở được xác định không quá 5 lần hạn mức giao đất ở mới (xác định theo mức tối đa), nhưng tổng diện tích đất được công nhận đất ở không vượt quá diện tích của hộ gia đình đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

Trường hợp thửa đất có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 1/7/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn ao được xác định theo giấy tờ đó.

Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 1/7/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau: các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên là 120m2; quận Hà Đông - 180m2; Thị xã Sơn Tây, tại các phường 180m2, các thị trấn 300m2; các xã giáp ranh các quận và thị trấn 200m2; các xã đồng bằng 300m2; trung du 400m2; miền núi 500m2.

Thành phố Hà Nội cũng lưu ý, trường hợp hộ gia đình có 5 nhân khẩu trở lên (số nhân khẩu chỉ tính trong hộ gia đình có cùng một hộ khẩu đang ở trên thửa đất tại thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận) và chỉ có 1 thửa đất tại nơi thường trú thì từ nhân khẩu thứ 5 trở lên, mỗi nhân khẩu được cộng thêm bằng 0,2 lần hạn mức quy định trên, nhưng tổng diện tích đất ở cũng không vượt quá diện tích thửa đất của hộ gia đình đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

Dưới 30m2, không cho phép tách thửa

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, các thửa đất hình thành từ việc tách thửa phải có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên, có diện tích không nhỏ hơn 30m2. Đối với đất ở khu dân cư nông thôn khi chia tách thửa mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng 2m.

Cũng theo quy định mới của TP, nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất được hình thành từ việc tách thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định để hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp GCN cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất đang sử dụng hình thành từ trước ngày 10/4/2009 có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu mới nhưng đủ điều kiện cấp GCN thì người đang sử dụng đất được cấp GCN.

TP không cấp GCN, không làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê QSD đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có thửa không đảm bảo các điều kiện quy định mới. Cơ quan công chứng và UBND cấp xã cũng không được làm thủ tục công chứng, chứng thực đối với các trường hợp này.

Đối với các trường hợp đang sử dụng đất đã được cấp GCN theo mức quy định cũ, TP sẽ điều chỉnh lại diện tích khi hộ gia đình, cá nhân đề nghị; trường hợp GCN cấp trước ngày Nghị định 18/2004/NĐ-CP có hiệu lực mà trong đó chưa xác định rõ diện tích đất ở, đất vườn ao liền kề thì diện tích được xác định lại theo quy định mới; trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm nhà tái định cư, làm nhà ở nông thôn trước ngày 10/4/2009 nếu đảm bảo các điều kiện quy định mới thì được phép tách thửa và cấp GCN.

Lãnh đạo TP Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện trong quá trình thực hiện quy định mới nếu phát sinh vướng mắc, có trách nhiệm tổng hợp, phản ánh kịp thời về Sở TN&MT để báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.

Trường hợp không có giấy tờ về QSD đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì hạn mức công nhận đất ở được xác định theo hạn mức giao đất ở mới (theo mức tối đa). Trường hợp thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

Nếu diện tích vượt hạn mức mà các hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống thì được xem xét công nhận là đất ở và phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận (GCN). Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

(Nguồn: phapluatvn.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi chính đáng, người lao động mất việc (13/8/2012)
Tư pháp cần phát huy hơn nữa vai trò trong đời sống xã hội (13/8/2012)
Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức hoạt động về nguồn (13/8/2012)
Luật “đóng khung” thì… còn phải sửa (9/8/2012)
.Chủ yếu về bồi thường, tái định cư (9/8/2012)
“Siết“ chặt hoạt động dịch thuật công chứng (9/8/2012)
Nỗ lực xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên (9/8/2012)
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ luật hóa mô hình Thừa phát lại (6/8/2012)
Địa phương cần tăng cường phối hợp cho Tư pháp vươn lên (6/8/2012)
Chiêu lách luật lừa đảo bán hàng đa cấp (1/8/2012)
Tư pháp Hà Nội: Gồng mình gánh việc! (1/8/2012)
Cán bộ khổ vì đương sự… “thấy mặt“ là “khóa cửa bỏ đi” (30/7/2012)
Thượng tôn pháp luật, sâu sát dân sinh (25/7/2012)
Cách nào giải tỏa bức xúc người dân trong bồi thường đất? (13/7/2012)
Bộ luật Hình sự sẽ hạn chế phạt tù, mở rộng phạt tiền? (5/7/2012)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design