DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 41
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Thượng tôn pháp luật, sâu sát dân sinh

Với tâm thế sẵn sàng trả lời các câu hỏi của nhân dân để “công tác tư pháp đến gần hơn với cuộc sống”, sáng qua (24/7), trong 2 giờ liền, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về những vấn đề mà người dân và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Không thể sửa nội dung giấy khai sinh

Trước mối quan tâm của người dân về việc xin nhập quốc tịch, giữ quốc tịch…, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, thực hiện Luật Quốc tịch 2008, các cơ quan chức năng đã lập hồ sơ và trình Chủ tịch nước quyết định cho nhiều trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam theo thủ tục đơn giản (Điều 22) và nhấn mạnh, “xin nhập quốc tịch Việt Nam của người không có quốc tịch là vấn đề liên quan đến một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta”.

Liên quan đến vấn đề năm sinh trong các giấy tờ khác không trùng với năm sinh trong giấy khai sinh của một bạn đọc ở Thanh Miện, Hải Dương, Bộ trưởng khẳng định, “không thể thay đổi năm sinh trong giấy khai sinh vì tất cả số liệu trong giấy khai sinh là thông tin gốc theo quy định của pháp luật, mọi giấy tờ sau này phải phù hợp với giấy khai sinh” và đề nghị “các bậc phụ huynh không vì để được việc trước mắt mà làm khó cho con cháu sau này, nhất là việc tự sửa Giấy khai sinh còn là sự vi phạm quy định của pháp luật”.

Những hạn chế, bất cập trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch khiến nhiều trường hợp lợi dụng để trục lợi cho bản thân, trốn tránh nghĩa vụ công dân, thậm chí trốn tránh cả sự trừng phạt của pháp luật, vì vậy thời gian qua Bộ Tư pháp đã đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này, nhưng cơ bản vẫn là chắp vá, giải pháp tình thế. Cho nên, Bộ trưởng tin tưởng, “nếu Dự án Luật Hộ tịch với những nội dung mang tính cải cách được Chính phủ, Quốc hội chấp thuận, tin rằng trăn trở trong lĩnh vực hộ tịch hiện nay sẽ được giải toả triệt để”.

Thừa nhận sự khập khiễng trong qui định về qui định chứng thực chữ ký cá nhân và cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông, Bộ trưởng cho biết, “cơ chế này là một bước cải cách rất quan trọng, nhiều công việc tư pháp đã được giải quyết rất hiệu quả, tích cực”. Tuy nhiên, khi áp dụng cơ chế này vào giải quyết một số loại việc cụ thể như chứng thực chữ ký, dẫn đến dễ tạo kẽ hở vi phạm pháp luật.

“Tôi nghĩ đây là vấn đề thi hành pháp luật, nếu vì vấn đề khách quan thì có thể châm trước. Nhưng thuộc về chủ quan thì phải thực hiện theo chuẩn mực. Để khắc phục cơ bản vướng mắc này, cần nghiên cứu việc phân cấp hoặc ủy quyền xác nhận việc ký cho công chức làm tại bộ phân một cửa… Vấn đề này đang được nghiên cứu tiếp để giải quyết trong dự án Luật Chứng thực tới đây” – Bộ trưởng cho biết. 

Mặt trái của bán đấu giá do thực hiện pháp luật không nghiêm

Không phủ nhận có hiện tượng công chứng viên (CCV) “tiếp tay” cho lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả thông qua hợp đồng có công chứng, Bộ trưởng cho rằng, “nếu nói do sự phát triển, xã hội hóa nghề công chứng mà có lừa đảo thì tôi cho rằng là bi quan”. Nhưng để xử lý tình trạng này, Bộ đã đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định theo hướng đảm bảo sự kết nối các dữ liệu thông tin công chứng giữa tổ chức công chứng và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, khuyến khích các tỉnh cho phép các công chứng viên thành lập hội công chứng để họ tự giám sát nhau, không tiếp tay cho lừa đảo…

Tình trạng thông đồng, dìm giá, “cò mồi”, cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức bán đấu giá cũng nằm trong những mối quan tâm được gửi đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại cuộc đối thoại. Bộ trưởng đã lấy làm tiếc trong thực tế xảy ra các hiện tượng này và khẳng định “vấn đề ở đây là thực thi pháp luật không nghiêm”, quy định còn có khập khiễng, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bán đấu giá với các trung tâm bán đấu giá của nhà nước.

Bộ trưởng cũng khẳng định, trước đây đã xảy ra tình trạng lợi dụng, tiêu cực, làm thất thoát tài sản nhà nước trong việc đấu giá quyền sử dụng đất. Từ khi Nghị định 17/CP được ban hành, kết quả bán đấu giá tốt hơn so với trước đây, trình trạng tiêu cực đã được hạn chế nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 17 vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần khắc phục để thực hiện việc bán đấu giá sao cho chặt chẽ, đạt hiệu quả cao nhất và ngăn chặn được những tiêu cực trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Sửa đổi Hiến pháp sẽ hoàn thiện và ổn định hệ thống pháp luật

Không chỉ quan tâm đến các vấn đề “dân sinh”, nhiều bạn đọc còn gửi đến Bộ trưởng những băn khoăn để “kéo dài tuổi thọ” các văn bản pháp luật, xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật… Bộ trưởng thừa nhận, “tuổi thọ” của pháp luật ngắn đã gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, kinh doanh.

“Hiện nay cơ hội đã đến, khi Quốc hội quyết định sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992, bộ luật gốc. Hy vọng chúng ta sẽ có đạo luật gốc phù hợp hơn nữa, làm nền tảng để hoàn thiện và ổn định hệ thống pháp luật của thời kỳ công nghiệp hoá vào năm 2020” – Bộ trưởng tin tưởng. Tranh luận về khái niệm “lợi ích nhóm”, Bộ trưởng khẳng định, quy trình làm luật hiện nay đã và đang đi theo hướng ngày một công khai, minh bạch hơn… hạn chế khả năng “len lỏi, tác động chui” của một nhóm lợi ích nào đó.

Việc chậm hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã tồn tại khá lâu, nhất là với các thông tư liên bộ, liên ngành có nhiều nguyên nhân, trong đó các vấn đề khó thì được để lại hướng dẫn thi hành. Chậm nhiều nhất ở khâu ban hành các thông tư liên tịch, ngay như Bộ Tư pháp cũng đang nợ một số thông tư. Nhưng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt với việc hướng dẫn các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 1/7/2012. 

Đặc biệt, Bộ trưởng thẳng thắn, “nếu chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, thì trách nhiệm trước hết thuộc về Bộ, ngành có trách nhiệm hướng dẫn thi hành đó. Tôi xin thưa có 1 phần trách nhiệm của Bộ Tư pháp, với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, là người “gác cổng” cho Chính phủ về tư pháp”.

Bày tỏ “thái độ” của Bộ Tư pháp về việc một số Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa xử lý các văn bản trái pháp luật đã được Bộ Tư pháp “tuýt còi”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết “nhìn chung, các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc thực hiện nhưng do nhiều nguyên nhân, một số địa phương đơn vị trong một số trường hợp vẫn thấy rằng lý lẽ của họ là đúng hơn lý lẽ của Bộ Tư pháp. Đối với những Bộ, ngành và địa phương không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý các văn có dấu hiệu trái pháp luật theo kết quả kiểm tra của Bộ Tư pháp, Bộ sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật”

Tập trung giảm tối đa án tồn đong trong THADS

Một số bạn đọc lo ngại về tình trạng “tồn đọng án trong THADS” còn rất lớn và là nguyên nhân gây bức xúc lớn cho nhân dân, dẫn đến tình trạng nhiều vụ án khiếu kiện kéo dài, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, “thời gian qua công tác THADS có những chuyển biến tích cực, trong đó có việc giải quyết án tồn đọng. Tuy nhiên, phải nói là việc tồn đọng thi hành án dân sự có rất nhiều lý do, có lý do từ bản thân các quy định pháp luật chưa phù hợp, do bản án tuyên nhiều khi không phù hợp với thực tế, không rõ…

Từ năm 2009 đến nay, đã giảm được khoảng 1/4 lượng án tồn đọng. Tuy vậy, số lượng án tồn đọng vẫn còn nhiều (trên 200.000 việc). Để khắc phục tình trạng này, trước mắt Bộ Tư pháp đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp như Xây dựng, trình Chính phủ để trình Quốc hội Đề án miễn thi hành đối với những khoản thu cho Ngân sách Nhà nước không thu được tính đến ngày Luật THADS có hiệu lực (ngày 1/7/2009), dự ước sẽ giảm được khoảng gần 50 nghìn việc; chỉ đạo toàn ngành THADS tập trung tổ chức thi hành dứt điểm những việc có điều kiện thi hành; tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân loại án; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan THA và Chấp hành viên trong tổ chức THA; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với cán bộ, chấp hành viên cố tình chậm tổ chức thi hành án; tiếp tục tăng cường mối quan hệ phối hợp với Hội đồng nhân dân và Tòa án, Viện kiểm sát, với Ban chỉ đạo THA ở cả cấp tỉnh và cấp huyện...

Nhưng về lâu dài, Bộ Tư pháp đang chỉ đạo nghiên cứu đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, kể cả Luật THADS để có thể giải quyết tận gốc những nguyên nhân tiếp tục gây ra sự tồn đọng trong THADS.

Bộ trưởng cũng đã trình bày quan điểm và giải đáp thắc mắc của người dân về một số vấn đề đang rất được dư luận quan tâm như công nhận hôn nhân đồng tính, hạ độ tuổi kết hôn của nữ, xem xét công nhận mại dâm là 1 nghề, giải quyết các vướng mắc trong thực hiện ủy thác tư pháp nhất là đối với các vụ việc dân sự, hình thức truy tố đến cùng người phạm các tội phạm về chức vụ, một số vấn đề cụ thể trong THADS…


.












(Nguồn: http://phapluatvn.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Cách nào giải tỏa bức xúc người dân trong bồi thường đất? (13/7/2012)
Bộ luật Hình sự sẽ hạn chế phạt tù, mở rộng phạt tiền? (5/7/2012)
Ngăn chặn buôn bán trẻ dưới “vỏ bọc” con nuôi (5/7/2012)
Công chứng đối mặt với nạn “người giả, giấy tờ giả” (5/7/2012)
TP HCM ra quy định trái luật, thiếu tình với trẻ nhập cư? (29/6/2012)
Không yêu cầu, người tố cáo vẫn được bảo vệ (29/6/2012)
TANDTC ra văn bản thiếu tiến bộ, vô cảm với người dân? (29/6/2012)
Hành lang pháp lý là... “rào cản” xử lý tội phạm công nghệ cao? (29/6/2012)
Cảnh báo hiện tượng sử dụng giấy tờ giả để công chứng hợp đồng (19/6/2012)
Cho các bộ bán trụ sở để “gỡ khó” cho ngân sách (19/6/2012)
Giám đốc lừa XKLĐ lĩnh án 10 năm tù (19/6/2012)
“Vô can“ trước sự cố công trình vì “luật... có cũng như không“ (18/6/2012)
Đà Nẵng: Công chức “đua nhau” cải chính hộ tịch (18/6/2012)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (14/6/2012)
Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động (14/6/2012)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design