|
|
|
|
|
Khách online: 31 |
Lượt khách: 1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chiêu lách luật lừa đảo bán hàng đa cấp |
Kinh doanh đa cấp được luật pháp nước ta công nhận. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật đang ngày một biến tướng loại hình này thành một hình thức lừa đảo theo mạng lưới. |
Lừa đảo theo mạng lưới Ở
Việt Nam, luật về bán hàng đa cấp được ban hành vào ngày 24/8/2005.
Theo đó, luật pháp cho phép về bán hàng đa cấp, nhưng cấm bán hàng đa
cấp bất chính. Tuy nhiên, hình thức này đang bị biến tướng thành một
hình thức lừa đảo theo mạng lưới. Hiện nay, một số công ty mở hình thức kinh doanh bán gian hàng ảo trên mạng mà họ gọi là thương mại điện tử, nhưng thực chất là một hình thức lừa đảo đa cấp.
Lợi dụng lòng tham và sự thiếu kiến thức về kinh tế
của một bộ phận người dân, các công ty đã mời chào họ tham gia gian
hàng để bán hàng thu lợi nhuận “trên trời”. Ví dụ muốn tham gia gian
hàng trên trang web muaban24, người tham gia phải đầu tư 5,2 triệu
đồng/gian, đồng thời nếu lôi kéo được ai mua sản phẩm thì được thưởng
1,5 triệu đồng/gian. Cứ thế hệ thống phát triển đến khi nào 2 nhánh mỗi
nhánh có 99 gian hàng (có nghĩa là có 99 cặp người tuyến dưới ở 2 nhánh)
thì sẽ được công ty nâng lên 1 bậc là VIP và thưởng VIP 80 triệu đồng.
Càng mở nhiều gian hàng thì càng có nhiều cơ hội thành nhiều VIP.
Hoa
mắt với những món lợi trước mắt, nhiều người đã “vận động” cả người
thân của mình tham gia. Và cứ như thế người nọ lôi kéo người kia mong
kiếm lợi nhuận và gỡ gạc số vốn bỏ ra ban đầu.
Hiện nay tình
trạng này đã xảy ra khắp nơi, từ thành thị tới nông thôn, đã có hàng
triệu người bị lừa vào đường dây lừa đảo kiểu này và hậu quả là "tiền
mất tật mang".
Lợi dụng kẽ hở của pháp luật
Theo
điều 48 Luật Cạnh tranh, cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây
nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp: “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số
lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp”.
Tuy nhiên một số công ty lách
luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm.
Ngoài ra, luật cấm “cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng,
lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng
lưới bán hàng đa cấp...”. Ngoài ra, lợi dụng kẽ hở của Nghị
định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nhiều doanh
nghiệp đã cố tình làm trái. Cụ thể khoản 1, Điều 7, Nghị định quy định:
"Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt
cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp".
Nhiều
doanh nghiệp cho rằng, “tham gia” tức là chỉ vào mạng lưới với mục đích
dùng hàng hoặc bán lẻ, còn để kinh doanh, để có quyền mời người, để phát
triển hệ thống thì gọi là đầu tư. Mà đầu tư thì phải đóng tiền là lẽ
đương nhiên.
Khoản 2, Điều 7 quy định: “Cấm doanh nghiệp bán hàng
đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban
đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Để lách quy định
này, các doanh nghiệp cho rằng công ty không ép mua, hàng hóa là do
người tham gia tự nguyện mua tích sẵn ở nhà phòng khi khách hỏi đột
ngột...
Vừa qua Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử. Theo dự thảo Nghị định, đối với các
hình thức kinh doanh qua mạng kiểu đa cấp, trong đó người tham gia phải
đóng một khoản ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng sẽ bị
cấm.
Có thể nói, bản chất của
hình thức bán hàng đa cấp không xấu, chỉ có những công ty lợi dụng mô
hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo mới đáng lên án. Chúng ta cũng cần
phải phân biệt rõ, đâu là bán hàng đa cấp và đâu là lừa đảo đa cấp.
Đối
với các doanh nghiệp có hành vi lợi dụng hình thức bán hàng đa cấp để
lừa đảo, thiết nghĩ những cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm để trả lại
công bằng cho phương thức bán hàng đa cấp.
|
|
(Nguồn: http://www.tin247.com) |
|
|
|
|
|
|