DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 32
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Nỗ lực xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên

Theo Thứ trưởng Lê Hồng Sơn, qua triển khai thực hiện giai đoạn 1 của Dự án, nhận thức của xã hội, của người thực thi pháp luật đối với chủ đề này đã được nâng cao.
Bước đầu qua triển khai thực hiện Dự án "Hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên" đã đạt được những kết quả khả quan, đóng góp tích cực cho việc xây dựng môi trường tố tụng thân thiện với người chưa thành niên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cho biết tại Hội thảo bàn về vấn đề này tổ chức chiều 1-8.

Theo Thứ trưởng Lê Hồng Sơn, qua triển khai thực hiện giai đoạn 1 của Dự án, nhận thức của xã hội, của người thực thi pháp luật đối với chủ đề này đã được nâng cao. Đã có 500 điều tra viên, thẩm phán, 200 cán bộ tư pháp, cán bộ trợ giúp pháp lý, đại diện Hội Phụ nữ, Hội Luật gia được tập huấn về phương pháp bảo vệ trẻ em cùng các biện pháp tư pháp thân thiện với người chưa thành niên. Đặc biệt, một số nội dung về hoàn thiện pháp luật đã được chuyển hóa thành những vấn đề pháp luật cụ thể, tạo tiền đề quan trọng để tiến tới xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, hoàn thiện trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể hoàn thành các mục tiêu cơ bản của Dự án vào năm 2016. Trước mắt, cần nghiên cứu thấu đáo, có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng để cụ thể hóa và thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho công tác này đi vào đời sống.

Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhưng hệ thống tư pháp hiện hành đối với người chưa thành niên, đặc biệt là trong việc bảo đảm sự bảo vệ và hỗ trợ đầy đủ cho người chưa thành niên ở Việt Nam hiện vẫn còn một số khiếm khuyết cả về pháp luật lẫn thực tiễn. Các nghiên cứu cho biết, hệ thống xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật của Việt Nam còn nặng tính trừng phạt nếu so sánh với các nước trong khu vực. Chế tài đưa vào Trường giáo dưỡng với thời hạn cao nhất là 2 năm hiện đang được sử dụng khá phổ biến.

Các chế tài thay thế cho giam giữ, đặc biệt là đối với  người chưa thành niên vi phạm pháp luật từ 14-16 tuổi vẫn còn rất hạn chế. Các chương trình xử lý chuyển hướng và tái hòa nhập cộng đồng cũng như các dịch vụ hỗ trợ cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật và người chưa thành niên có nguy cơ tại cộng đồng hoặc trong các cơ sở giáo dục tập trung (Trường giáo dưỡng, trại giam) còn hạn chế, thường chỉ được thực hiện một lần và chất lượng chưa cao.

Bên cạnh đó, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử chưa thực sự phù hợp với nhu cầu bảo vệ đặc biệt của người chưa thành niên có liên quan đến hệ thống tư pháp. Việc bảo vệ sự riêng tư của nạn nhân, nhân chứng và bị can, bị cáo chưa thành niên là một vấn đề cần quan tâm. Hiện chưa có một hệ thống đặc biệt để trẻ em bị xâm hại tố giác hành vi xâm hại mà áp dụng hành chính hoặc hình sự chung.

Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân là trẻ em trong quá trình tố tụng cũng chưa được xây dựng. Chưa có đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, cán bộ trợ giúp pháp lý được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp với người chưa thành niên. Kỹ năng điều tra, truy tố, xét xử thân thiện với người chưa thành niên của các cán bộ tiến hành tố tụng còn rất hạn chế.

Từ thực trạng kể trên, Dự án sẽ hỗ trợ tăng cường hệ thống phúc lợi xã hội và hệ thống tư pháp để giải quyết các vấn đề bảo vệ trẻ em một cách bền vững và xây dựng một hệ thống pháp luật đủ để bảo vệ trẻ em khỏi bị sao nhãng, xâm hại, bạo hành, bóc lộc, đặc biệt là những trẻ em dễ bị tổn thương như trẻ em đã bị xâm hại, bóc lột, trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em trong tình trạng khẩn cấp, trẻ em dân tộc ít người, di cư và các nhóm trẻ em khác. Phấn đấu đến năm 2016, hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em được hình thành, phù hợp với Công ước Quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tốt hơn quyền của trẻ em có liên quan đến hệ thống tư pháp.
(Nguồn: http://phapluatxahoi.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ luật hóa mô hình Thừa phát lại (6/8/2012)
Địa phương cần tăng cường phối hợp cho Tư pháp vươn lên (6/8/2012)
Chiêu lách luật lừa đảo bán hàng đa cấp (1/8/2012)
Tư pháp Hà Nội: Gồng mình gánh việc! (1/8/2012)
Cán bộ khổ vì đương sự… “thấy mặt“ là “khóa cửa bỏ đi” (30/7/2012)
Thượng tôn pháp luật, sâu sát dân sinh (25/7/2012)
Cách nào giải tỏa bức xúc người dân trong bồi thường đất? (13/7/2012)
Bộ luật Hình sự sẽ hạn chế phạt tù, mở rộng phạt tiền? (5/7/2012)
Ngăn chặn buôn bán trẻ dưới “vỏ bọc” con nuôi (5/7/2012)
Công chứng đối mặt với nạn “người giả, giấy tờ giả” (5/7/2012)
TP HCM ra quy định trái luật, thiếu tình với trẻ nhập cư? (29/6/2012)
Không yêu cầu, người tố cáo vẫn được bảo vệ (29/6/2012)
TANDTC ra văn bản thiếu tiến bộ, vô cảm với người dân? (29/6/2012)
Hành lang pháp lý là... “rào cản” xử lý tội phạm công nghệ cao? (29/6/2012)
Cảnh báo hiện tượng sử dụng giấy tờ giả để công chứng hợp đồng (19/6/2012)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design