Tội phạm kinh tế: phạt tiền là hình phạt chính duy nhất?
Ông Độ cho rằng, hạn chế các hình phạt
nghiêm khắc, dần tiến tới xóa bỏ tử hình là việc làm cần thiết. Người
phạm tội xét cho cùng cũng là “nạn nhân” của một hệ quả xã hội nào đó.
Thay vì “đóng sập cánh cửa” trước mặt họ thì hãy làm tốt công tác phòng
ngừa, giáo dục, yêu thương, nhắc nhở họ sẽ tốt hơn nhiều. Cũng theo ông
Độ, sửa đổi BLHS nên hạn chế phạt tù, tăng phạt tiền.
Dẫn chứng các loại tội phạm tham nhũng,
Th.S Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp
luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, với tội phạm tham nhũng, Tòa án đã áp dụng
hình phạt rất cao. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt mới chỉ đạt mục
đích trừng trị và giáo dục, còn những thiệt hại do hành vi tham nhũng
gây ra vẫn không được khắc phục. “Cần sửa đổi theo hướng, giảm nhẹ hình
phạt cho những người thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mở
rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền”.
TS. Trần Mạnh Đạt (Bộ Tư pháp) cũng cho
rằng, cần thu hẹp phạm vi xử lý hình sự trong các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế (một số tội danh cần được thu hẹp như kinh doanh trái
phép, buôn lậu, đầu cơ..). “Cần mở rộng phạm vi quy định hình phạt tiền
hơn nữa. Đặc biệt cần nghiên cứu để có thể quy định hình phạt tiền với
tư cách là hình phạt chính duy nhất đối với một số tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế ít nghiêm trọng”, ông Đạt đề nghị.
Cần quy định chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Dành nhiều thời gian nói về miễn trách
nhiệm hình sự trong BLHS, TS.Trịnh Tiến Việt (Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà
Nội) cho rằng, hiện nay, nhiều quy định về vấn đề này còn chưa rõ ràng,
cụ thể, điển hình là được miễn do “sự chuyển biến của tình hình”, “hành
vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội”, “người phạm tội không còn
nguy hiểm cho xã hội”... “Phải có hướng dẫn thì áp dụng pháp luật mới
thống nhất, đúng pháp luật, qua đó không bỏ lọt tội phạm và người phạm
tội, tránh làm oan người vô tội..”- ông Việt nói.
Còn theo TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên
Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp) thì “chế định
loại trừ trách nhiệm hình sự của ta nằm rải rác mỗi nơi một ít”. Loại
trừ với tội phạm dưới 14 tuổi, người bị tâm thần, phòng vệ chính đáng…
chưa đủ, theo ông Việt cần đưa thêm một số trường hợp cần phải loại trừ
như bắt giữ tội phạm gây thương tích.
“Có tên trộm bị bắt quả tang, bị đuổi
bắt. Cùng lúc đó có bác nông dân cầm cái thuổng cản đường không may tên
trộm gãy tay. Theo luật thì bác nông dân phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cứ như vậy thì còn ai dám đấu tranh phòng chống tội phạm nữa” – ông Việt
dẫn ví dụ.
Ngoài ra theo chyên gia này, những rủi
ro trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, giúp nạn nhân “được chết”
khi có sự đồng ý của họ khi mắc bệnh hiểm nghèo không còn thiết
sống…cũng cần được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Hiện nay, kế hoạch tổng kết BLHS đang
được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở tổng kết, mới có thể
xác định rõ hơn những quy định nào cần sửa đổi, bổ sung. |