DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 37
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Không để “lợi ích nhóm” chi phối việc xây dựng pháp luật

“Đây là “cuộc cách mạng” lớn nhất trong lịch sử lập pháp với những đề xuất để “phát quang rừng luật”, nhưng cần bám vào thực tiễn khi đưa ra các quy định cụ thể” là đánh giá chung tại phiên họp của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sáng qua (20/8) về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.

Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL được xây dựng để từng bước cải thiện hệ thống pháp luật “phức tạp nhất thế giới” hiện nay ở nước ta, khắc phục tình trạng luật “ống”, luật “khung”, việc ban hành văn bản hướng dẫn chậm, không kịp thời làm chậm hiệu lực của luật, cũng như việc xây dựng  luật theo kiểu “vừa thiết kế vừa thi công” khiến người dân, tổ chức, doanh nghiệp và cả cơ quan nhà nước gặp nhiều bất cập khi thực thi pháp luật.

Ngăn chặn được “lợi ích nhóm”

Ủy ban Pháp luật cũng rất quan tâm đến khả năng dự thảo Luật Ban hành VBQPPL ngăn chặn được “lợi ích nhóm” trong hoạt động xây dựng pháp luật và tình trạng “làm khó” Quốc hội bởi những dự án luật có nhiều điểm mâu thuẫn, chồng chéo. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, theo đề xuất của Chính phủ, dự thảo Luật sẽ đơn giản được hệ thống VBQPPL, tách khâu hoạch định chính sách với xây dựng pháp luật, đặt nặng trách nhiệm cho giai đoạn làm chính sách trước khi xây dựng pháp luật. Với chủ trương này, sẽ thành lập Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật có vai trò là cơ quan thẩm định các chính sách, nội dung của từng đề nghị xây dựng luật, pháp luật.

Đề xuất được đánh giá là góp phần hạn chế “lợi ích nhóm” và việc ban hành VBQPPL không thực sự phù hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi do không đủ điều kiện triển khai… Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Pháp luật lưu ý, cần cân nhắc việc thành lập Hội đồng trong điều kiện phân định rạch ròi trách nhiệm các bộ, ngành, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, giảm biên chế, tinh gọn bộ máy và cho rằng, nên giao nhiệm vụ thẩm định này cho Bộ Tư pháp hoặc Văn phòng Chính phủ.

“Không trình nếu dự thảo không tiếp thu ý kiến thẩm định” - ông Nguyễn Sỹ Cương - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội mạnh mẽ kiến nghị như vậy vì “lâu nay việc thẩm định dự án luật không hiệu quả khi ý kiến thẩm định nhiều khi chỉ được trình như một ý kiến bảo lưu trong hồ sơ dự án luật”. Bên cạnh đó, ông Cương cũng phản ánh tình trạng vi phạm thời hạn trình dự án luật, pháp lệnh để thẩm định, thẩm tra làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, thẩm tra, thậm chí làm cho việc thẩm định, thẩm tra trở nên hình thức “làm cho xong để kịp trình Quốc hội”. Theo Nhóm nghiên cứu, để khắc phục tình trạng chậm trình hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, đề nghị bổ sung quy định cơ quan chủ trì thẩm tra, thẩm định phải từ chối thẩm tra, thẩm định trong trường hợp hồ sơ dự án gửi không đúng thời hạn.

Nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên soạn thảo VBQPPL

Dự thảo Luật đề xuất không bắt buộc thành lập ban soạn thảo các dự án luật, pháp luật vì thực tế, hoạt động của nhiều ban soạn thảo chưa hiệu quả. Nhưng theo một số thành viên Ủy ban Pháp luật, điều đó phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của các thành viên Ban soạn thảo, là hạn chế của khâu tổ chức, chứ bản thân hoạt động của ban soạn thảo với đại diện của nhiều cơ quan khác nhau sẽ làm cho quá trình xây dựng pháp luật dân chủ hơn, khách quan hơn, chất lượng hơn, tránh được tình trạng cục bộ trong quá trình xây dựng VBQPPL.

Để góp phần tăng cường vai trò thực sự của ban soạn thảo, nhóm nghiên cứu đề nghị nghiên cứu thành lập một cơ quan chuyên soạn thảo VBQPPL. Cơ quan này sẽ thể hiện các chính sách đã được Chính phủ thông qua thành VBQPPL để bảo đảm sự thống nhất trong kỹ thuật văn bản, tăng cường chất lượng văn bản, bảo đảm tiến độ soạn thảo cũng như hạn chế được những quy định mang lợi ích nhóm trong các VBQPPL. Ông Trần Đình Long – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, phải có thiết chế độc lập để giải quyết những vấn đề còn tranh cãi trong dự án nên ban soạn thảo các dự án luật, pháp luật “phải tách khỏi cơ quan quản lý, gồm các nhà khoa học, quản lý và có tính khách quan”.

Đề cập đến thực trạng, “cơ quan chủ trì soạn thảo thường có xu hướng xây dựng dự thảo luật thuận tiện cho công tác quản lý”, ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị “cần có cách xử lý, thông qua trách nhiệm “đến cùng” của ban soạn thảo và tạo điều kiện cho cơ quan trình bảo vệ ý kiến và đề nghị Quốc hội không thông qua dự án luật”./.

(Nguồn: www.moj.gov.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Đào tạo “ba chung”: Góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo vệ quyền lợi của người dân (11/9/2014)
Hiệu quả ấn tượng từ Hội thi Hòa giải viên giỏi ở Lai Vung (11/9/2014)
Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 4 Ủy ban châu Á của Liên minh công chứng Quốc tế. (11/9/2014)
Sẽ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Công chứng sửa đổi (11/9/2014)
Không thể để các băng nhóm “xã hội đen” ngoài vòng pháp luật (11/9/2014)
Xác định thời gian tính tiền nộp chậm thi hành xử phạt VPHC (11/9/2014)
Người chuyển giới đề xuất được quyền đổi tên (11/9/2014)
“Nền tư pháp nhân dân phải có nhân dân tham gia thực sự…” (9/9/2014)
Địa phương phản ánh gặp khó khăn trong thi hành án tử hình (9/9/2014)
Tham vấn trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật (9/9/2014)
Bạc Liêu cần quan tâm đầu tư, đào tạo cán bộ Tư pháp (9/9/2014)
Cần xúc tiến xây dựng luật về chống phân biệt đối xử (9/9/2014)
“Đại học Luật Hà Nội phải tập trung cao nhất vào công tác nâng cao chất lượng đào tạo” (5/9/2014)
Tọa đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (5/9/2014)
Không miễn, giảm với các tội tham nhũng (5/9/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design