Mới lấy ý kiến những DN
“thân quen”
Ông đánh giá như thế nào
về việc tham vấn DN vào các dự thảo VBQPPL hiện nay, nhất là các VBQPPL liên
quan đến hoạt động của DN?
- Việc lấy ý kiến đóng
góp của DN mới chỉ tập trung vào những DN “thân quen”, DN thụ hưởng từ những
chính sách đó. Còn những DN bị ảnh hưởng lớn thì hoàn toàn không biết hoặc
không có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình. Điều đó tôi cho rằng chưa phù hợp.
Thứ hai, việc tham vấn phải có quy trình đáp ứng đủ thông tin nhưng với số lượng
dự thảo rất nhiều như vậy thì rất khó, rất mất thời gian cho DN có thể nắm hết
tinh thần của Dự thảo và có ý kiến góp ý. Vì vậy, cần phải có những tóm tắt,
những thay đổi trong dự thảo thì việc tham vấn mới có ý nghĩa. Đồng thời, tham
vấn là phải tăng cường, tạo điều kiện cho DN tham gia ở mọi quy trình từ khi
soạn thảo, thậm chí cho đến khi trình Quốc hội thì các ĐBQH cũng cần có những
kênh tham vấn riêng. Minh bạch hóa quy trình là cách thức bảo đảm chất lượng
VBQPPL.
Ông có ý kiến như thế
nào về đề xuất kiểm soát việc ban hành thông tư của các Bộ trong Dự thảo Luật
Ban hành VPQPPL?
- Tình trạng lạm dụng
thông tư, ban hành thông tư thì nhiều chuyên gia, DN đã cảnh báo rồi. Tại cuộc
họp Ban soạn thảo Luật này, chúng tôi - đại diện cộng đồng DN - đã nêu vấn đề
này. DN cho rằng, tình trạng quá lạm dụng thông tư trong ban hành văn bản pháp
luật thì triệt tiêu những tác động tích cực của các đạo luật hiện có, mà đó là
cách thức mà các Bộ, ngành thường lạm dụng để đưa những ý tưởng, lợi ích của
ngành mình vào. Bởi vì quy trình ban hành thông tư hiện hành không được lấy ý
kiến rộng rãi như ban hành luật, thẩm định chặt chẽ, nên nhiều vấn đề sợ phản
ứng của dự luật thì người ta đưa vào thông tư. Và chất lượng nhiều thông tư
thời gian qua đã cho thấy chất lượng chưa tốt, nên ngay tại hội thảo và nhiều
diễn đàn khác nhau, các chuyên gia, DN cho rằng, có lẽ hạn chế, hoặc thậm chí
không cho phép ban hành thông tư; còn nếu ban hành thông tư thì chỉ hướng dẫn
kỹ thuật, hồ sơ chứ không ban hành nội dung QPPL. Tuy nhiên, có thể thấy, trong
Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL, quy trình ban hành thông tư đã được công khai hơn
như bắt buộc phải tham vấn chuyên gia, DN thì hy vọng sẽ khắc phục được những
hạn chế trong ban hành Thông tư hiện nay.
Minh bạch để các nhóm
đều được “lên tiếng”
Vậy theo ông, cần phải
làm gì để chấm dứt tình trạng đưa lợi ích nhóm vào chính sách, văn bản luật?
- Tôi hiểu lợi ích nhóm
rộng hơn, có lợi ích nhóm tốt, có lợi ích nhóm không tốt cho cộng đồng và xã
hội. Quan trọng là quy trình văn bản luật phải bảo đảm làm sao để tất cả các
lợi ích nhóm bị ảnh hưởng đều được quan tâm, lên tiếng, thể hiện quan điểm của
mình. Và cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, từ Chính phủ đến Quốc hội đều
có thể biết, nghe tiếng nói của các nhóm lợi ích như vậy. Việc ban hành VBQPPL
phải dựa trên lợi ích nhóm số đông, lợi ích quốc gia. Như vậy, vấn đề đặt ra là
phải minh bạch hóa vấn đề này, bởi nếu không cẩn thận thì những nhóm lợi ích
mạnh, nhóm lớn tiếng thì mới được nghe thấy, còn những nhóm DN nhỏ, nhóm yếu
thế, đặc biệt là nhóm của người tiêu dùng thì ít được nghe.
Trong kết quả khảo sát
của VCCI cho thấy, nhiều DN nói rằng, có nói cũng không biết có được tiếp thu.
Theo ông, Dự thảo cần quy định như thế nào để chấm dứt tình trạng này?
- Việc phản hồi là trách
nhiệm rất quan trọng, khuyến khích người ta góp ý kiến thì người ta cũng muốn
biết có được tiếp thu, tiếp thu đến đâu, ý kiến đó có ai nghe. Tôi nghĩ rằng,
phải lập ra một quy trình, một văn hóa công khai trên trang web, tờ trình
để cho biết ý kiến đó có được tiếp thu, vì sao không tiếp thu. Đối với đạo luật
quan trọng, văn bản quan trọng thì phải chia ra theo nhóm và giải trình thì
không phải là vấn đề quá phức tạp mà không thể không làm được. Tôi cho rằng,
đấy là quy trình bắt buộc trong quá trình ban hành VBQPPL và phải được quy định
trong Dự thảo Luật này, đó cũng là kiến nghị của VCCI là cần phải phản hồi
những góp ý.
Trân trọng cảm ơn ông!
|