DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 64
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

“Đại học Luật Hà Nội phải tập trung cao nhất vào công tác nâng cao chất lượng đào tạo”

Hôm (23/8), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã có buổi làm việc với Ban Giám hiệu và lãnh đạo chủ chốt Đại học Luật Hà Nội về những nhiệm vụ trọng tâm của Trường trong thời gian tới. Đại học Luật Hà Nội cần tập trung cao nhất cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo; tham gia tích cực vào công tác xây dựng pháp luật của Bộ, của đất nước; phối hợp hiệu quả với các trường Trung cấp Luật; tăng cường hiệu quả các chương trình hợp tác quốc tế... là những nhiệm vụ hàng đầu mà Bộ trưởng Hà Hùng Cường yêu cầu Đại học Luật Hà Nội phải thực hiện tốt.

Triển khai quyết liệt Đề án xây dựng trường trọng điểm

Báo cáo với Bộ trưởng Hà Hùng Cường và đoàn công tác, TS Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội cho biết: Trong những năm gần đây, Đại học Luật Hà Nội tập trung quyết liệt triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đã được xác định trong Quyết định số 549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và Đề án thành phần “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật”. 

Nhờ đó, các mặt hoạt động của Trường đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đại học Luật Hà Nội là địa chỉ tin cậy đáp ứng nhu cầu học tập pháp luật hệ đại học, hệ sau đại học cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lý và tư vấn pháp luật, hợp tác trong nước và quốc tế...

Về phương hướng trong thời gian tới, TS Phan Chí Hiếu cho biết, Trường sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đã được xác định trong Quyết định 549 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án thành phần “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật”. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2016, Đại học Luật Hà Nội sẽ tập trung phát huy những tiềm năng, thế mạnh vốn có của Trường, đồng thời khắc phục triệt để những tồn tại hiện nay để nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước mở rộng quy mô đào tạo. 

Giai đoạn từ năm 2017 đến hết năm 2020, Đại học Luật Hà Nội tập trung các nguồn lực xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của trường trọng điểm, có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên trình độ cao, năng lực quản lý tiên tiến với quy mô đào tạo, nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp luật lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 

Với những phương hướng này, giải pháp được Trường  Đại học Luật Hà Nội xác định là tập trung phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; đổi mới và phát triển chương trình đào tạo; hoàn thiện phương pháp đào tạo, tăng cường tính thực tiễn trong hoạt động đào tạo; nâng cao kiến thức ngoại ngữ và năng lực hội nhập cho sinh viên; đổi mới và phát triển giáo trình, tài liệu; kiện toàn tổ chức, xây dựng, hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của Trường; tăng cường hợp tác, trao đổi trong đào tạo cán bộ pháp luật...

“Không nâng cao chất lượng đào tạo, dứt khoát không mở rộng quy mô”

Ghi nhận những kết quả mà Đại học Luật Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua, cũng như đồng tình với các giải pháp của Trường trong thời gian tới, tuy nhiên, phát biểu tại buổi làm việc, một trăn trở được Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhiều lần đặt ra đối với các cán bộ chủ chốt của Đại học Luật Hà Nội là liệu Trường có “ngủ quên” trên thương hiệu Đại học Luật Hà Nội đã đạt được hay không và đâu là “điểm nhấn” của Trường? 

Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh, trong môi trường có nhiều sự cạnh tranh như hiện nay, Đại học Luật  Hà Nội có những lợi thế mà không phải cơ sở đào tạo nào cũng có được. Với những lợi thế đó, Đại học Luật Hà Nội cần nghiêm túc đánh giá xem chất lượng đầu ra của sinh viên đã đáp ứng yêu cầu của xã hội hay chưa? Bộ trưởng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế về trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với công việc cũng như hiểu biết thực tế  cuộc sống của sinh viên Đại học Luật Hà Nội sau khi ra trường. Bộ trưởng khẳng định: “Câu chuyện về chất lượng đào tạo vẫn là vấn đề quyết định. Không nâng cao được chất lượng đào tạo thì dứt khoát không mở rộng quy mô”. 

Thảo luận về các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, tạo “điểm nhấn” cho thương hiệu Đại học Luật Hà Nội, các cán bộ chủ chốt Đại học Luật Hà Nội đều nhất trí cho rằng, để nâng cao chất lượng “đầu ra” của sinh viên, bên cạnh việc đổi mới và phát triển chương trình đào tạo, việc nâng cao kiến thức ngoại ngữ và năng lực hội nhập cho sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Hiện Đại học Luât Hà Nội đã áp dụng một số giải pháp tăng cường tính thực tiễn cho sinh viên như thành lập Trung tâm Tư vấn pháp luật, Văn phòng thực hành luật để sinh viên có thể làm quen và nhanh thích nghi với công việc sau khi ra trường. Từ năm 2014 này, Đại học Luật Hà Nội đưa vào giảng dạy chương trình tiếng Anh pháp lý. Đại học Luật Hà Nội cũng đề nghị với các đơn vị thuộc Bộ được ký kết các chương trình hợp tác, tăng cường gửi sinh viên đi thực tế ở cơ sở. 

Bộ trưởng Hà Hùng Cường hoan nghênh những giải pháp này, đồng thời đề nghị các cán bộ chủ chốt Đại học Luật Hà Nội tiếp tục “chụm lại”, đoàn kết tìm ra giải pháp đột phá cho câu chuyện nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Đặc biệt, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng lưu ý Đại học Luật Hà Nội “không được giây phút nào lơ là công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục chính trị tư tưởng và xây dựng khối đoàn kết nội bộ”. 

Nhân dịp tới thăm và làm việc tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã trồng một cây lưu niệm tại sân trước của Trường. 

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Tọa đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (5/9/2014)
Không miễn, giảm với các tội tham nhũng (5/9/2014)
Thuế điện tử "phủ sóng" 15 tỉnh, thành (5/9/2014)
Tư pháp, THADS Kiên Giang cần quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao (5/9/2014)
Ngày Pháp luật 2014 sẽ gắn với việc triển khai Hiến pháp (5/9/2014)
Phiên họp lần thứ tư Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) (27/8/2014)
Chính thức nhân rộng mô hình đăng ký khai sinh “3 trong 1” trên toàn quốc (22/8/2014)
Người đứng đầu cơ quan trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân: Quy định mới và trách nhiệm của đội ngũ công chức tham mưu (22/8/2014)
Áp dụng cơ chế tự chủ để thu hút người tài (19/8/2014)
“Công tác tư pháp đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc” (19/8/2014)
Thủ tướng phân công soạn thảo 31 Nghị định hướng dẫn các luật mới (19/8/2014)
Công tác thi hành án dân sự ở khu vực giáp biên (16/8/2014)
Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi (16/8/2014)
Sửa đổi Bộ luật hình sự: Bổ sung các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (16/8/2014)
Còn 53 văn bản nợ đọng cần giải quyết (16/8/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design