DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 70
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Người chuyển giới đề xuất được quyền đổi tên

Từ những bất cập trên, cộng đồng người chuyển giới mong sẽ được phép đổi tên theo bản dạng giới mà không bắt buộc phải phẫu thuật hay là tên trung tính; bãi bỏ quy định cấm phẫu thuật xác định lại giới tính với người đã hoàn thiện về mặt sinh học.

 “Mỗi khi đi đâu phải dùng đến chứng minh thư thì tụi em lại gặp rất nhiều khó khăn do tên thì là nam/hoặc nữ nhưng hình dáng bên ngoài lại thể hiện ngược lại. Có những người bạn của em đăng ký tên đi làm là nam, khi đến là nữ cũng bị người ta đuổi việc. Em rất mong được đổi tên để đi lại thuận tiện đã là điều đáng mừng rồi chứ chưa dám nghĩ đến việc được phép kết hôn cùng giới”.

Những lời chia sẻ trên là của Jessica, chuyển giới nam sang nữ ở TP HCM tại hội thảo Chuyển giới, người vô hình trong pháp luật Việt Nam do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) tổ chức sáng 27-6.

“Hồi học lớp 7, lớp 8 em đã muốn thể hiện như con trai nhưng bố mẹ không để ý vì nghĩ khi lớn em sẽ thay đổi. Khi em công khai giới tính thật thì bố mẹ đã đưa em đi gặp bác sĩ và... thầy cúng. Sau nhiều lẫn nỗ lực “chữa bệnh” cho em không thành, bố mẹ đã đánh em khá đau. Lúc ấy em quyết tâm học thật giỏi để khẳng định bản thân mình và em đã học rất giỏi, thi đậu thủ khoa một trường ĐH rồi về làm cho Cty của gia đình. Thế nhưng, câu nói em nhận được từ mẹ: “Mẹ không cần con giỏi giang, chỉ cần con bình thường để đi gặp đối tác, nhà mình không mất khách”... Câu nói này của mẹ làm em nhớ suốt đời. Em chỉ muốn được thừa nhận đúng giới tính của mình”, Lịch, một nữ chuyển giới sang nam bày tỏ.

TS. Lê Quang Bình, Viện trưởng ISEE cho biết, một trong những khó khăn mà cộng đồng người chuyển giới tại nước ta đang đối mặt là quyền thân nhân. Việt Nam hiện chưa cho phép phẫu thuật chuyển giới, thay đổi chứng minh thư, tên - điều này gây khó khăn cho họ trong việc đi lại, làm việc...

“Không được thừa nhận về pháp lý lẫn trong cuộc sống, người chuyển giới còn thiếu những dịch vụ chăm sóc y tế. Họ không dám đi khám tại các cơ sở y tế vì sợ bị kỳ thị nên tự dùng hooc-môn, phẫu thuật cấy ghép chui và chịu hậu quả không tốt cho sức khỏe. Mới đây, một người tôi từng phỏng vấn đã qua đời chỉ vì tự tiêm hooc-môn quá liều vì không cơ sở y tế nào giúp chị ấy”, TS Phạm Quỳnh Phương, Viện Nghiên cứu văn hóa chia sẻ.

Anh Lương Thế Huy, cán bộ pháp lý của ISEE phân tích, hiện có 4 vấn đề cơ bản về pháp lý mà người chuyển giới đang đối mặt. Thứ nhất là quyền được đổi tên. Luật chưa cho phép đổi tên tự do, chỉ khi có lý do chính đáng như trùng tên ông bà tổ tiên, xác định lại huyết thống hoặc giới tính thì mới đổi tên. Thứ 2, người chuyển giới chỉ có thể xin đổi tên liên quan đến xác định giới tính, nhưng Nhà nước hiện không cho phép xác định lại giới tính khi không phải là người liên giới.

Cùng đó, Nghị định 88 hiện cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính với người đã hoàn thiện về giới tính có bộ phận sinh dục xác định rõ là nam hay nữ. Trong khi người chuyển giới không có sự khiếm khuyết về bộ phận sinh dục, không phải là người liên giới.

Không thể phẫu thuật trong nước, nhiều người ra nước ngoài, tốn kém gấp 8 lần phẫu thuật trong nước. Khi đã ra nước ngoài phẫu thuật chuyển giới, họ không được thay đổi giấy tờ. Pháp luật hiện chỉ cho phép người liên giới thay đổi giấy tờ như: Khai sinh, CMND...

Từ những bất cập trên, cộng đồng người chuyển giới mong sẽ được phép đổi tên theo bản dạng giới mà không bắt buộc phải phẫu thuật hay là tên trung tính; bãi bỏ quy định cấm phẫu thuật xác định lại giới tính với người đã hoàn thiện về mặt sinh học. Cho phép chọn xác định là nam hay nữ sau phẫu thuật..., anh Huy kiến nghị.

Nhiều người chuyển giới dường như đang sống “ngoài vòng pháp luật” do không có chứng minh thư, không sử dụng tên khai sinh và không được thừa nhận giới tính thực tế sau phẫu thuật.

Thiếu sự bảo vệ của pháp luật, họ trở thành một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Đã đến lúc xã hội và Nhà nước phải thừa nhận và có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chuyển giới cả trên phương diện pháp lý và đời sống thực tế, TS.Bình bày tỏ.

(Nguồn: phapluatxahoi.vn)
CÁC TIN KHÁC:
“Nền tư pháp nhân dân phải có nhân dân tham gia thực sự…” (9/9/2014)
Địa phương phản ánh gặp khó khăn trong thi hành án tử hình (9/9/2014)
Tham vấn trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật (9/9/2014)
Bạc Liêu cần quan tâm đầu tư, đào tạo cán bộ Tư pháp (9/9/2014)
Cần xúc tiến xây dựng luật về chống phân biệt đối xử (9/9/2014)
“Đại học Luật Hà Nội phải tập trung cao nhất vào công tác nâng cao chất lượng đào tạo” (5/9/2014)
Tọa đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (5/9/2014)
Không miễn, giảm với các tội tham nhũng (5/9/2014)
Thuế điện tử "phủ sóng" 15 tỉnh, thành (5/9/2014)
Tư pháp, THADS Kiên Giang cần quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao (5/9/2014)
Ngày Pháp luật 2014 sẽ gắn với việc triển khai Hiến pháp (5/9/2014)
Phiên họp lần thứ tư Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) (27/8/2014)
Chính thức nhân rộng mô hình đăng ký khai sinh “3 trong 1” trên toàn quốc (22/8/2014)
Người đứng đầu cơ quan trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân: Quy định mới và trách nhiệm của đội ngũ công chức tham mưu (22/8/2014)
Áp dụng cơ chế tự chủ để thu hút người tài (19/8/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design