DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 20
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Đổi mới hoạt động tư pháp phải đổi mới các cơ quan nhà nước

Hôm (9/12), tại TP.Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương tổ chức “Hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chiến lược CCTP đến năm 2020”.
Đồng chủ trì Hội nghị là các ông: Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước, Trưởng ban Chỉ đạo CCTP Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo CCTP Trung ương; Trương Hòa Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC).
                            
                                         
Chủ tịch Nước, Trưởng ban Chỉ đạo CCTP Trung ương
                                                   Trương Tấn Sang phát biểu chỉ đạo hội nghị.


Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định việc thực hiện Chiến lược CCTP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra bước ngoặt cho nền tư pháp. Trong đó, mục tiêu chung của Chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại. Thành tựu của việc thực hiện Chiến lược CCTP đã có tác động tích cực trong đời sống xã hội, trong đời sống chính trị pháp lý của đất nước. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN. 
Chủ tịch Nước nhận định, qua 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020, hoạt động tư pháp đã được cải thiện đáng kể, hệ thống pháp luật về tư pháp đã được hoàn thiện hơn; hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều tiến bộ. 
Trình bày tóm tắt Dự thảo Báo cáo, Phó Trưởng  ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương Lê Thị Thu Ba cho biết, Dự thảo đã phản ánh đầy đủ kết quả tổng kết toàn diện Chiến lược CCTP đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị. Qua 8 năm thực hiện cho thấy  việc quán triệt, triển khai Chiến lược đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm. 
Bên cạnh đó, quá trình thực hiện Chiến lược CCTP cũng còn tồn tại một số hạn chế như: công tác triển khai, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ tư pháp còn thiếu đồng bộ; hệ thống pháp luật về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp hoàn thiện còn chậm; công tác giám sát của cơ quan dân cử còn chưa được thường xuyên. 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Trong thời gian tới, Bộ Chính trị sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan có liên quan nghiên cứu các vấn đề lý luận; tổng kết thực tiễn về những vấn đề mới như quyền tư pháp, phân công, phối hợp, kiểm soát các hoạt động tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN; chuẩn bị nội dung các vấn đề có liên quan đến việc đổi mới, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp và CCTP giai đoạn 2016 – 2021, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương đưa vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng xem xét, thông qua...
Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu nhất trí cao với Dự thảo Báo cáo. Tuy nhiên,  một số đại biểu cho rằng, về phương hướng và nhiệm vụ CCTP, cần bổ sung nội dung hoàn thiện thủ tục tố tụng theo hướng kế thừa mô hình tố tụng thẩm vấn và tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tiến bộ của mô hình tố tụng tranh tụng. 
Ông Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến án lệ nêu trong Dự thảo và khẳng định đây là chủ trương đúng đắn nhằm giúp cấp sơ thẩm và phúc thẩm giải quyết tốt các vụ án. Ông Lê Thúc Anh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam và nhiều đại biểu khác cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến này. 
Về vấn đề tranh tụng tại tòa, ông Đua xem đây là khâu đột phá trong tiến trình CCTP, trong đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải là những cơ quan có đội ngũ am hiểu pháp luật, nắm bắt chứng cứ vụ án một cách vững chắc, từ đó mới có thể thụ lý, giải quyết án tốt. Liên quan đến việc đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp, ông Đua góp ý rằng nên cho địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ quan tư pháp từ ngân sách địa phương thay vì từ khoản vượt thu ngân sách của địa phương… 
“Cho phép địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ quan tư pháp từ ngân sách địa phương, chứ không cần phải dùng từ ngân sách “vượt thu”. Nên bỏ chữ “vượt thu” trong Dự thảo Báo cáo, bởi làm gì có nhiều địa phương vượt thu” – ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bày tỏ sự đồng tình. 
Dự thảo Báo cáo sẽ được chỉnh lý báo cáo Bộ Chính trị vào cuối tháng 12 này.
(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Nên có chế tài khi Nhà nước chậm bồi thường cho người dân (13/12/2013)
Người có đủ điều kiện được cấp phép hành nghề thi hành án (13/12/2013)
Sẽ bỏ tử hình với những tội phạm nào? (13/12/2013)
Thiết lập bình đẳng trong tiếp cận đất đai (13/12/2013)
Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Băn khoăn thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế xã hội (28/10/2013)
Đề nghị bỏ án treo đối với tội phạm tham nhũng (17/10/2013)
Công chứng cũng “mất phương hướng“ vì CMND kiểu mới (17/10/2013)
LS phải có tâm trong sáng, vì thân chủ, công lý và công bằng XH (17/10/2013)
Bộ Tư pháp gỡ “nút thắt“ cho người dân với “cơ chế cam đoan“ (23/9/2013)
Nợ đọng văn bản hướng dẫn: Sẽ “được“ công khai “danh tính“ (23/9/2013)
Chưa thành lập được tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (23/9/2013)
Đề nghị Quốc hội giám sát tối cao công tác ban hành văn bản (23/9/2013)
Pháp luật hình sự đã tiếp cận sát hơn với các chuẩn mực quốc tế (13/9/2013)
Giải pháp “gỡ khó“ cho “người gác cổng“ văn bản QPPL (13/9/2013)
Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm (7/5/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design