DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 44
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Người có đủ điều kiện được cấp phép hành nghề thi hành án

Luật Thi hành án dân sự (THADS) hiện hành đã có nhiều quy định thể hiện việc xã hội hóa trong hoạt động THADS, tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Vì vậy, Luật Sửa đổi lần này dự kiến sẽ bổ sung nhiều quy định nhằm khuyến khích, tạo điều kiện đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa hoạt động THADS.
Tăng cường trách nhiệm của UBND
Mặc dù Luật THADS hiện hành đã có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp trong công tác THADS, tuy nhiên với tính chất khó khăn, phức tạp của hoạt động THADS thì cần sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ chính quyền địa phương. Dự thảo Luật THADS đang sửa đổi theo hướng này.
Sáu nhiệm vụ của UBND các cấp theo quy định tại Luật THADS trong đó có thể kể đến là công tác chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS trên địa bàn; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan THADS cùng cấp… 
Tuy nhiên, Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Thanh Thủy, Luật THADS Sửa đổi, bổ sung sẽ tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác THADS để thực hiện tốt hơn công tác phối hợp với cơ quan quản lý theo ngành dọc, có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương trong THADS; cơ quan THADS là cơ quan của Trung ương đóng tại địa phương tham gia tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Theo đó, Luật bổ sung quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, huyện chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tại địa phương phối hợp trong công tác THADS. Đặc biệt, Sở Tư pháp cấp tỉnh và Phòng TƯ pháp huyện phối hợp và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS; hỗ trợ cơ sở vật chất cho cơ quan THADS; tăng cường hơn nữa trách nhiệm của UBND cấp xã với vai trò là cấp chính quyền cơ sở trong việc phối hợp, hỗ trợ cơ quan THADS trong quá trình thi hành án (THA).
Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của UBND các cấp, theo ông Nguyễn Thanh Thuỷ: “Không can thiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan THADS, bảo đảm tính độc lập đặc thù về hoạt động tư pháp của các cơ quan THADS”.
Tạo cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự
Dự luật quy định: “Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được cấp giấy phép hành nghề THADS; người được cấp phép hành nghề được thành lập hoặc tham gia tổ chức hành nghề THADS để tổ chức THA theo yêu cầu của đương sự hoặc thực hiện một số công việc THA theo ủy quyền của Chấp hành viên, cơ quan THADS. Khi thực hiện việc THA, người được cấp phép hành nghề THA có nghĩa vụ như Chấp hành viên và có một số quyền hạn của chấp hành viên theo quy định của Luật. Trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế thì phải có quyết định phê duyệt của Chánh án Tòa án nơi đã ra quyết định THA. Luật giao Chính phủ chủ trì phối hợp với TANDTC hướng dẫn quy định chi tiết điều luật”.
Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định rõ và cụ thể hơn về chi phí THA, phí THA, chi phí xác minh điều kiện THA để tăng cường công khai, minh bạch, hạn chế tham nhũng và sai phạm trong THA.
Đặc biệt, Dự thảo bổ sung quy định về việc chi trả thù lao cho người phát hiện, cung cấp thông tin về tài sản, điều kiện của người phải THA nhằm thu hút nhiều hơn sự tích cực của cá nhân, tổ chức không phải là đương sự tham gia vào quá trình THADS; đồng thời góp phần hạn chế hành vi chây ỳ, tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ THADS.
(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Sẽ bỏ tử hình với những tội phạm nào? (13/12/2013)
Thiết lập bình đẳng trong tiếp cận đất đai (13/12/2013)
Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Băn khoăn thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế xã hội (28/10/2013)
Đề nghị bỏ án treo đối với tội phạm tham nhũng (17/10/2013)
Công chứng cũng “mất phương hướng“ vì CMND kiểu mới (17/10/2013)
LS phải có tâm trong sáng, vì thân chủ, công lý và công bằng XH (17/10/2013)
Bộ Tư pháp gỡ “nút thắt“ cho người dân với “cơ chế cam đoan“ (23/9/2013)
Nợ đọng văn bản hướng dẫn: Sẽ “được“ công khai “danh tính“ (23/9/2013)
Chưa thành lập được tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (23/9/2013)
Đề nghị Quốc hội giám sát tối cao công tác ban hành văn bản (23/9/2013)
Pháp luật hình sự đã tiếp cận sát hơn với các chuẩn mực quốc tế (13/9/2013)
Giải pháp “gỡ khó“ cho “người gác cổng“ văn bản QPPL (13/9/2013)
Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm (7/5/2013)
Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người? (7/5/2013)
Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự (7/5/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design