DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 40
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Cần cụ thể hóa các quy định về biện pháp xử lý hành chính

Một trong những nội dung lớn, quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2012 là phần quy định về các biện pháp xử lý hành chính (XLHC). Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thì phần nội dung này tiếp tục phải được quy định, hướng dẫn chi tiết để Luật thực sự đi vào cuộc sống.
                                                          
                                                        GS. Hamilton: “Hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân sâu xa của hành vi của trẻ em, người chưa thành niên”.
       GS. Hamilton: “Hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân sâu xa của hành vi của trẻ em, người chưa thành niên”.

Vẫn không có biện pháp giáo dục đặc thù với từng đối tượng

Tương tự Pháp lệnh XLVPHC, trình tự, thủ tục lập hồ sơ, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng có 3 giai đoạn với việc bổ sung các quy định bảo đảm quy trình thực hiện minh bạch, dân chủ hơn cũng như bảo đảm cho người bị xem xét, áp dụng biện pháp XLHC và đại diện hợp pháp của họ có cơ hội được giải thích, biện hộ, bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Có điều, trong khi đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn rất đa dạng thì Luật năm 2012 vẫn quy định theo hướng của Pháp lệnh năm 2002 và các văn bản liên quan là không quy định các biện pháp giáo dục đối với từng loại đối tượng. Theo Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường, việc không có các biện pháp giáo dục đặc thù với các đối tượng được giáo dục ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng biện pháp này.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Công Hồng cũng cho rằng Luật còn “bỏ ngỏ” một số vấn đề. Chẳng hạn, quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật XLVPHC “nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý giáo dục” được hiểu là việc này sẽ được thực hiện sau khi có quyết định áp dụng biện pháp giáo dục.

“Vậy trong quá trình chờ quyết định, các đối tượng sẽ ở đâu; ai có thẩm quyền quyết định và quyết định mang tính pháp lý ra sao…”, ông Hồng đặt ra hàng loạt câu hỏi và kiến nghị văn bản hướng dẫn tới đây phải quy định cụ thể nếu không sẽ không thể áp dụng được.

Nhiều khi hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân sâu xa

Theo các chuyên gia, Luật XLVPHC chuyển thẩm quyền quyết định áp dụng 3 biện pháp XLHC (đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc) từ cơ quan hành chính sang TAND thực sự là nội dung thay đổi rất lớn, thể hiện xu hướng tiến bộ, dân chủ.

Tuy nhiên, Điều 92 Luật XLVPHC liệt kê hàng loạt các trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, trong đó đề cập nhiều đến yếu tố lỗi. Cụ thể là, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Về vấn đề này, đại diện UNICEF – bà Nguyễn Thanh Trúc rất băn khoăn bởi việc chứng minh yếu tố lỗi của những em này là rất khó khăn, đòi hỏi phải được hướng dẫn thật cụ thể.

Chia sẻ băn khoăn của bà Trúc, GS. Carolyn Hamilton nhấn mạnh, điều quan trọng trong áp dụng các biện pháp XLHC đối với NCTN là đảm bảo công bằng, công khai và nếu phải áp dụng biện pháp cuối cùng là “giam giữ” thì cần làm sao để NCTN tái hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất. Đồng tình với đề xuất của bà Trúc, GS. Hamilton cũng kiến nghị Việt Nam cần có văn bản quy định hướng dẫn chi tiết việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với NCTN, trẻ em và các thủ tục ấy sẽ giúp đỡ các đối tượng ra sao, ở mức độ nào khi mà “hành vi của trẻ em, NCTN thường xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là hoàn cảnh gia đình”.

  
(Nguồn: http://phapluatvn.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Đề nghị chỉ “siết“ điều kiện nhập cư ở nội thành (22/3/2013)
Tăng quyền tiếp cận thông tin cho người lao động (22/3/2013)
Cấm hành vi giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú (22/3/2013)
Cần hiến định “quyền im lặng” của bị can (21/3/2013)
Dự thảo Luật Đất đai còn nhiều quy định “xa“ thực tiễn (21/3/2013)
Quán triệt, triển khai 2 chính sách lớn về an sinh xã hội (21/3/2013)
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật Tiếp công dân (20/3/2013)
Hỗ trợ vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp điển hình (18/3/2013)
Để chính sách hỗ trợ nhà ở đến với người dân (18/3/2013)
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần (18/3/2013)
Dành 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 6% (15/3/2013)
Tạo nhiều thuận lợi để học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn yên tâm học tập (15/3/2013)
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc (15/3/2013)
Hiến pháp thu hút sự quan tâm của người dân (14/3/2013)
“Cạm bẫy” chờ… bỏ công chứng (12/3/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design