Bên
cạnh đó, xoá nhà ở dột nát, trên 70% nhà ở đạt tiêu chuẩn, đảm bảo thu
nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số, tăng lên gấp 4 lần so
với hiện nay; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất, nước phục vụ sản
xuất; từng bước tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao,
phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
95%
trẻ em trong độ tuổi được đến trường; số sinh viên đạt 300 trên một vạn
dân; tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 50% lao động xã hội.
Hình thành đội ngũ doanh nhân là người các dân tộc thiểu số
Hình
thành đội ngũ lao động, doanh nhân, trí thức là người các dân tộc thiểu
số có sức khỏe, có trình độ chuyên môn, tác phong công nghiệp, đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện các chương
trình, mô hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, hình thành thế hệ
nông dân mới, biết ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thích ứng với
cơ chế thị trường trong vùng dân tộc thiểu số.
Thực
hiện công tác luân chuyển, chính sách động viên, thu hút các nhà khoa
học, nhà quản lý giỏi lên tham gia phát triển kinh tế - xã hội các xã
vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Sắp
xếp lại mục tiêu đào tạo hệ thống các trường đại học, trường dạy nghề ở
miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ để tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số. Đồng
thời, nghiên cứu việc xây dựng Học viện Dân tộc chuyên đào tạo đội ngũ
trí thức, cán bộ vùng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tăng giá trị cho các sản phẩm mũi nhọn
Quyết
định nêu rõ, phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo
đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các
ngành công nghiệp, dịch vụ; có chính sách chuyển đổi nghề, tạo việc làm,
để ổn định và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát
huy lợi thế so sánh, hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, như
cà phê, điều, tiêu, cao su, chè và đồ gỗ xuất khẩu vùng dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên. Phát triển vùng chuyên canh ngô hàng hóa cung cấp cho
sản xuất thức ăn gia súc trong nước, phát triển hoa, rau công nghệ cao,
phát triển kinh tế trang trại để chăn nuôi trâu, bò, lợn tập trung ở một
số vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc; xây dựng chính sách thu hút
đầu tư phát triển công nghiệp chế biến để tăng thêm giá trị cho các sản
phẩm mũi nhọn.
Bên
cạnh đó, phát triển sản xuất lúa gạo, hình thành vùng chuyên canh thâm
canh, quy mô lớn, phát triển cây ăn quả, tạo thành vùng tập trung sản
xuất hàng hóa, xuất khẩu kết hợp du lịch sinh thái miệt vườn vùng dân
tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ. Quản lý được dịch bệnh, nâng cao năng suất và
chất lượng, hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng chính sách về
hỗ trợ, đầu tư phát triển ngành nghề chế biến, tiêu thụ sản phẩm của
đồng bào.