DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 35
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hỗ trợ vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp điển hình

Hoạt động hỗ trợ thực hiện vụ việc phức tạp điển hình hoặc có ảnh hưởng lớn trong dư luận xã hội hoặc vì lý do bảo vệ công lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) thời gian qua đã giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qua hoạt động đó, cũng tạo điều kiện cho cộng tác viên, trợ giúp viên pháp lý thực hiện tốt công việc của mình.
                                                            
                                                                                   Ảnh minh họa

Trong năm 2012, theo quy định tại Quyết định số 08/2008/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam và trên cơ sở yêu cầu, đề xuất của các địa phương, Quỹ đã nhận hỗ trợ cho 235 vụ việc với số kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này là gần 241 triệu đồng.

Năm 2013, để có căn cứ chi hỗ trợ thực hiện vụ việc cho tổ chức TGPL từ nguồn kinh phí của Quỹ, Cục TGPL đã ban hành hướng dẫn tạm thời về các tiêu chí xác định vụ việc TGPL phức tạp, điển hình. Cụ thể, vụ việc TGPL được xác định là phức tạp, điển hình khi đạt chất lượng tốt theo Quyết định số 32/QĐ-TGPL của Cục trưởng Cục TGPL ban hành hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá và xếp loại chất lượng vụ việc TGPL, đồng thời phải có một trong các tiêu chí tùy thuộc vào hình thức TGPL.

Chẳng hạn đối với vụ việc tham gia tố tụng thì là vụ việc cần phải tiến hành xác minh hoặc phải yêu cầu Trung tâm TGPL địa phương khác phối hợp xác minh; vụ việc do người thực hiện TGPL tham gia từ thời điểm người được TGPL bị tạm giữ cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng hoặc vụ việc do người thực hiện TGPL tham gia bào chữa ở cả 3 giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; vụ việc do người thực hiện TGPL tham gia từ thời điểm người được TGPL khởi kiện vụ án dân sự, vụ án hành chính cho đến khi kết thúc hòa giải thành hoặc kết thúc xét xử sơ thẩm;

Vụ việc được các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương xác định là án điểm; vụ việc mà người thực hiện TGPL phải trợ giúp cho nhiều đối tượng là người được TGPL trong cùng một vụ án; vụ việc mà người thực hiện TGPL phải trợ giúp cho đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc khuyết tật nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật; vụ việc đã trải qua nhiều cấp xét xử; vụ việc có ảnh hưởng lớn trong dư luận xã hội, được phản ánh rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; vụ việc mà việc áp dụng pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn, phức tạp (chưa có quy định pháp luật áp dụng, các quy định pháp luật chưa thống nhất, đồng bộ…).

Đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng, việc đại diện hoàn thành trong các vụ việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản theo đúng nội dung, phạm vi đã được xác định trong quyết định cử người đại diện ngoài tố tụng. Đối với vụ việc hòa giải là các vụ việc hòa giải thành trong tranh chấp về quyền sử dụng đất, trong tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, trong tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất, trong vụ án bồi thường thiệt hại về sức khỏe…

Căn cứ vào các tiêu chí trên đây, Quỹ hướng dẫn các Trung tâm TGPL Nhà nước về thủ tục hỗ trợ và thời hạn hỗ trợ kinh phí, bảo đảm kịp thời, đúng mục đích, đồng thời khuyến khích người thực hiện TGPL nâng cao chất lượng vụ việc TGPL.

Trường hợp qua kiểm tra phát hiện các vụ việc đã được hỗ trợ nhưng không bảo đảm các tiêu chí xác định vụ việc phức tạp, điển hình, Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước nơi có vụ việc được hỗ trợ có trách nhiệm thu hồi khoản tiền đã hỗ trợ để hoàn trả lại cho Quỹ TGPL Việt Nam.

(Nguồn: phapluatvn.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Để chính sách hỗ trợ nhà ở đến với người dân (18/3/2013)
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần (18/3/2013)
Dành 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 6% (15/3/2013)
Tạo nhiều thuận lợi để học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn yên tâm học tập (15/3/2013)
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc (15/3/2013)
Hiến pháp thu hút sự quan tâm của người dân (14/3/2013)
“Cạm bẫy” chờ… bỏ công chứng (12/3/2013)
Sửa Hiến pháp phục vụ nguyên tắc mọi quyền lực thuộc về nhân dân (12/3/2013)
Chế độ tín dụng đối với hộ cận nghèo (8/3/2013)
“Không thể đẩy người dân vào thế nguy hiểm” (8/3/2013)
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp (26/2/2013)
Niềm vui về với đồng bào dân tộc Cor (21/2/2013)
Đăng ký hộ tịch đơn giản hơn để người dân… đỡ ngại (21/2/2013)
Người nghèo sẽ được hỗ trợ mua nhà (21/2/2013)
Tố tụng hình sự: Tiến tới dân chủ, khách quan, minh bạch… (19/2/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design