Ảnh: Bà Tạ Thị Minh Lý - Chủ Tịch Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam Trước
tiên tôi khẳng định, việc MTTQ Việt Nam đứng ra tổ chức lấy các ý kiến đóng góp
cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là hoàn toàn đúng đắn, vì Mặt trận đại diện cho
tiếng nói của toàn dân. Và tôi, cũng như bao người dân khác, đều có mong muốn,
quyền gì người dân được làm, quyền gì
nhà nước cho người dân được làm. Còn điều gì Nhà nước chưa làm được thì
chỉ nên khuyến khích thôi, chứ không nên "viết cứng” trong Hiến pháp.
Quan
điểm của người dân là đã đưa vào Hiến pháp quyền gì của dân, thì Nhà nước phải
đứng ra bảo đảm quyền ấy. Nhưng lần sửa đổi này lại bỏ đi phần dưới. Chỉ quy định
quyền và nghĩa vụ của công dân, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước mà lại không có
phần Nhà nước đứng ra bảo đảm.
Là
Chủ tịch Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo, theo bà, người nghèo quan tâm và
cần được Nhà nước quan tâm tới những điều gì trong việc sửa đổi Hiến pháp?
-
Người nghèo, ở một khía cạnh nào đó, họ là người yếm thế trong xã hội và qua tiếp
xúc với họ, tôi cho rằng, người nghèo mong muốn nhất là quyền về tài sản, làm
việc, quyền về sức khỏe. Chẳng hạn bây giờ vào bệnh viện, 3,4 người phải nằm 1
giường bệnh, như vậy rất khó chữa bệnh. Là người nghèo ai cũng mong cho mình có
công ăn việc làm, con mình được học hành, có nghề đàng hoàng. Trong trường hợp
họ vi phạm hay người khác vi phạm quyền của họ, thì họ mong có một nơi xử lý
bình đẳng và tôn trọng pháp luật để họ tìm đến.
Theo
bà việc góp ý Hiến pháp đã thu hút được sự quan tâm của người dân? Làm thế nào
để việc lấy ý kiến của toàn dân là không hình thức, vì không phải ai đọc Hiến
pháp cũng hiểu?
-
Hiện nay, rất nhiều người chưa rõ về các quyền của mình được quy định trong Hiến
pháp. Sửa gì và không sửa gì, do đó chúng ta cần có những buổi giới thiệu cụ thể
cho dân.
Tôi
cho rằng, muốn người dân tham gia trực tiếp thì thông qua các tổ dân phố, ban
công tác Mặt trận. Nơi đây thành lập một nhóm đưa cho dân bản Dự thảo, sau đó,
tổ chức góp ý. Trong những lần lấy ý kiến trước, chúng ta làm đến từng tổ dân
phố. Buổi tối người ta tổ chức ở khu dân cư, nói về Hiến pháp và mời người dân
đến nghe. Sau đó mình có địa chỉ tiếp thu ý kiến của người dân. Theo tôi nên
làm như bầu cử. Qua đấy có tầm nhìn khái quát hơn, rộng hơn, biết được nguyện vọng
của người dân đúng hơn. Điều quan trọng nhất là cần phải tập hợp hết ý kiến của
dân vì Hiến pháp là của toàn dân./.
Trân
trọng cảm ơn bà! |