Đem mong muốn của gia
đình đến gặp cán bộ hộ tịch, chị được tư vấn trường hợp đổi họ cho con của chị
được pháp luật cho phép và thủ tục hoàn toàn không khó khăn gì. Theo đó, để Gia
Bảo được mang họ Dương, trước hết anh Quang phải làm thủ tục nhận Gia Bảo làm
con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi về việc nhận con riêng của vợ làm con nuôi.
Theo Nghị định số
19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi thì
trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi
sẽ do UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc
nuôi con nuôi. Sau khi được công nhận việc nhận con riêng của vợ là con nuôi
hợp pháp, vợ chồng anh chị đến UBND cấp xã để làm thủ tục đổi họ lại cho con
theo họ của cha nuôi. Các thủ tục này đều được UBND cấp xã tiến hành một cách
nhanh chóng và thuận tiện. Đến nay, Dương Gia Bảo đã đi học lớp 1 và rất hòa
đồng với các bạn. Chị Thanh cũng rất hài lòng với quyết định sáng suốt của
mình.
Không giống như chị
Thanh, chị Xuân bị xô đẩy vào hoàn cảnh làm mẹ đơn thân khi cái thai đã gần 7
tháng mà gia đình người yêu quyết không chấp nhận. Đám cưới đã không được tổ
chức và chị Xuân trốn gia đình đến một nơi xa lạ để sinh con một mình. Con chị
được khai sinh theo họ của mẹ, bỏ trống phần ghi tên cha. Người yêu, đồng thời
là bố của con chị đã khổ công tìm được hai mẹ con chị khi bé Quân đã được 2
tuổi. Gia đình nhà người yêu chị cũng đã thay đổi quan điểm và đón mẹ con chị
về bằng một đám cưới chính thức.
Làm thế nào để con của
chị lại được mang họ bố? Chị Xuân đến UBND xã hỏi thủ tục và được biết việc đổi
họ cho con của chị không có gì khó khăn. Trước tiên, chị được hướng dẫn tiến
hành làm thủ tục nhận cha cho con. Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký
và quản lý hộ tịch được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày
2/2/2012 của Chính phủ quy định: “Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai
(theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì
phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó
đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Kèm theo
Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản
sao) của người con; Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh
quan hệ cha, mẹ, con (nếu có). Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy
tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có
tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải
xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày”.
Sau khi hoàn thành thủ
tục đăng ký việc nhận con, chị Xuân làm tiếp thủ tục yêu cầu UBND xã nơi đăng
ký khai sinh cho con thay đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha. Thủ tục này cũng
được quy định cụ thể tại Điều 38 Nghị định 158/2005 và Nghị định 06/2012 của
Chính phủ. Chỉ sau 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, việc đổi họ cho
bé Quân từ họ của mẹ sang họ của bố đã được hoàn tất.
Như vậy, không quá khó
để đổi họ cho con nên cha mẹ nào ở vào trường hợp này thì đừng vì ngại làm các
thủ tục hành chính mà lần lữa, ảnh hưởng tới tâm lý và quyền lợi của đứa trẻ.
|