Luật sư
Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà
Loan như sau:
Ngày
25/12/2012, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 15/2012/TT-BNV
hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo,
bồi dưỡng đối với viên chức. Điều 14, Điều 15 Thông tư này quy định:
- Khi viên chức
chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc
với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
- Việc chấm dứt
hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp
đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi
bên giữ một bản.
- Khi viên chức
chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm
việc với viên chức và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào
năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời
gian đóng bảo hiểm xã hội của viên chức.
Việc
xếp lương ở cơ quan, đơn vị chuyển đến
Điểm c, Khoản
3, Mục II Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công
việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và
công ty Nhà nước vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước như sau:
Khi thay đổi
công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng
ngạch.
- Trường hợp
chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang
giữ thì phải chuyển ngạch.
- Trường hợp
luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn
thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ
phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
- Trường hợp
chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị
mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc
xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi
trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
Đang
giảng dạy thì được hưởng phụ cấp thâm niên
Điều 1 Nghị
định số 54/2011/NĐ-CP
ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ phụ
cấp thâm niên đối với nhà giáo là: nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ
sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo,
bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
(gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP.
Trường hợp bà
Nguyễn Thị Phúc Loan, giáo viên 1 trường THCS thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương, chuyển công tác về Phòng giáo dục huyện Hoà Thành, Tây Ninh. Căn cứ
Điều 14, Điều 15 Thông tư số 15/2012/TT-BNV thì, đơn vị cũ phải thực hiện thủ
tục chấm dứt hợp đồng làm việc và lập văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc có xác
nhận của bà.
Khi chuyển đến
đơn vị mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với bà Loan và thực hiện chế
độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá
trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà
Loan tại đơn vị cũ.
Căn cứ điểm c,
Khoản 3, Mục II Thông tư số 79/2005/TT-BNV, trường hợp bà Loan chuyển công tác
mà công việc mới phù hợp với ngạch giáo viên THCS đang giữ, thì cơ quan, đơn vị
mới tiếp tục trả lương theo Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc ở đơn vị cũ là
bậc 5/10, hệ số 3,34, ngạch giáo viên THCS (mã 15a.202), kể cả tính thời gian
xét nâng bậc lương lần sau từ đơn vị cũ.
Nếu bà Loan
chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch giáo viên THCS đang giữ
thì phải chuyển ngạch.
Theo Điều 1 và
Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP, sau khi chuyển công tác về đơn vị mới, mà bà
Loan tiếp tục giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập thì bà tiếp tục được hưởng
phụ cấp thâm niên nhà giáo với mức 12%, cứ thêm 1 năm tiếp tục giảng dạy ở cơ
sở giáo dục công lập thì phụ cấp thâm niên được cộng thêm 1%.
Do chế độ phụ
cấp thâm niên nhà giáo chỉ áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở
các cơ sở giáo dục công lập, nếu bà vẫn làm việc trong ngành giáo dục nhưng
không tiếp tục giảng dạy nữa thì không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nhà
giáo.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà
Nội
|