DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 27
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Chi phí bảo lãnh người thân đi Úc?

"Em có chồng, sống cùng nhà chồng ở Việt Nam nhưng chưa đăng ký kết hôn. Bố mẹ chồng em có người con lớn ở Úc, nay anh ấy muốn bảo lãnh bố mẹ và vợ chồng em sang Úc. Xin hỏi như vậy có được không? Và phải mất bao nhiêu tiền bảo lãnh mỗi người? "

Về vấn đề này, Luật sư Đào Hương, Đoàn Luật sư TPHCM tư vấn như sau:

Chúng tôi chưa rõ chồng bạn muốn bảo lãnh cả nhà bạn sang Úc để định cư hay đi du lịch. Tuy nhiên, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Nếu bảo lãnh định cư tại Úc theo diện đoàn tụ gia đình: bảo lãnh diện này được chia thành 4 nhóm chính:

Nhóm A: Vợ/chồng hoặc người sắp kết hôn;

Nhóm B: Cha mẹ;

Nhóm C: Con cái;

Nhóm D: Các dạng người thân khác.

Với 4 nhóm trên thì trường hợp của bạn không thuộc nhóm A và nhóm C.

Đối với nhóm B, chương trình đoàn tụ gia đình theo diện Cha/mẹ được chia thành 2 nhóm visa: không đóng tiền (Visa 103) và có đóng tiền hỗ trợ chính phủ (Visa 143 và 173).

Cả hai nhóm visa này đòi hỏi cha mẹ phải có số con cái hiện đang sinh sống ở Úc ít nhất là bằng hoặc hơn số con cái hiện đang sinh sống ngoài nước Úc. Số con cái ngoài nước Úc nếu phụ thuộc vào cha mẹ thì cũng được đi chung sang Úc.

Như vậy, trong trường hợp đối với nhóm B này, anh chồng bạn chỉ có thể bảo lãnh bố mẹ chồng bạn mà không thể bảo lãnh thêm vợ chồng bạn do vợ chồng bạn đã trưởng thành và không còn sống phụ thuộc bố mẹ.

Đối với nhóm D, chương trình đoàn tụ gia đình theo diện người thân khác, có các loại visa sau đây:

Visa 114 - Người thân già yếu lệ thuộc;

Visa 115 - Người thân duy nhất;

Visa 116 - Chăm sóc người thân;

Visa 117 - Trẻ họ hàng mồ côi.

Trong 4 loại visa của nhóm D nêu trên thì bố mẹ chồng bạn và vợ chồng bạn không thể nộp đơn xin visa dạng nào trong 4 dạng trên.

Đối với visa 115 - Người thân duy nhất, thì visa dạng này chỉ dành cho đương đơn có người thân là thường trú nhân hoặc công dân Úc, và đương đơn và vợ chồng của đương đơn không còn người thân nào khác ngoại trừ người thân ở Úc.  

Như vậy, trước mắt anh chồng bạn có thể bảo lãnh cha mẹ chồng bạn đi định cư trước theo chương trình đoàn tụ gia đình theo diện Cha/mẹ. Sau này tùy theo điều kiện, anh chồng bạn có thể bảo lãnh sau cho vợ chồng bạn nếu vợ chồng bạn đáp ứng đủ các yêu cầu của diện visa bảo lãnh định cư. 

Tuy nhiên, theo chúng tôi, để thuận tiện cho việc anh chồng bạn bảo lãnh vợ chồng bạn sau này, vợ chồng bạn nên đi đăng ký kết hôn, vì khi xin visa đi nước ngoài, để chứng minh các mối quan hệ thì giấy chứng nhận kết hôn là một trong các giấy tờ quan trọng.

2. Nếu du lịch sang Úc có bảo lãnh:

Có 2 loại visa du lịch là visa 676 và 679. Người được cấp các visa này được phép:

Sang Úc du lịch hoặc thăm người thân từ 3-12 tháng.

Vợ/chồng và con cái của đương đơn có thể đi theo cùng một hồ sơ.

Điều kiện để xin visa:

1. Có lý do du lịch chính đáng.

2. Thỏa mãn điều kiện về tài chính.

3. Được người thân trong gia đình là công dân Úc, thường trú nhân Úc bảo lãnh. Người thân có thể là vợ/chồng, cha/mẹ, anh/chị/em, cô/cậu/chú/bác/dì, cháu ruột/ghẻ của đương đơn.

4. Người thân bảo lãnh đã sinh sống ổn định tại Úc trên 2 năm.

5. Nếu người bảo lãnh trước đây đã bảo lãnh cho một người khác theo diện visa này, mà người đó không tuân thủ các điều kiện thị thực, thì phải đợi 5 năm trước khi được bảo lãnh tiếp người khác.

6. Người bảo lãnh phải đóng tiền thế chân “Security bond” có giá trị từ 5.000-15.000 đôla Úc tùy theo yêu cầu của Bộ di trú. Số tiền này được hoàn lại sau khi đương đơn/gia đình rời khỏi nước Úc mà không vi phạm các điều kiện của thị thực.

7. Thỏa mãn các điều kiện khác về sức khỏe và tư cách nếu Bộ di trú yêu cầu.

Bạn có thể liên hệ Tổng lãnh sự quán Úc tại TP.HCM hoặc Đại sứ quán Úc tại Hà Nội để có thêm thông tin cụ thể, chi tiết.

./.

 

 

(Nguồn: tuoitre.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Quy định mới về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. (25/1/2016)
Vợ không đi làm, ly hôn có được chia tài sản không? (25/1/2016)
Phần tiền không bị kháng cáo, có thi hành án trước được không? (21/1/2016)
Giấy tờ pháp lí nào đảm bảo an toàn trong giao dịch nhà ở dự án? (21/1/2016)
Làm gì khi giấy tờ tùy thân bị cháy hết? (21/1/2016)
Dự báo về tình hình phát triển thị trường bất động sản tại Hà Nội năm 2016 (19/1/2016)
Vấn đề nộp thuế khi cho thuê nhà ở? (19/1/2016)
Con không mang họ bố, có được thừa kế tài sản của bố không? (19/1/2016)
Thủ tục cấp lại bằng lái xe khi hồ sơ gốc mất? (18/1/2016)
Vấn đề nhà ở theo Nghị định 34? (18/1/2016)
Mất đăng kí xe ô tô, có được cấp lại không? (14/1/2016)
Nhà mua lại chỉ có giấy kê khai, hợp thức hóa như thế nào? (12/1/2016)
Nếu nhờ mang thai hộ,có được hưởng chế độ thai sản không. (12/1/2016)
Người vay tiền chết, bên cho vay đòi tiền như thế nào? (12/1/2016)
Khi chồng nợ tiền, vợ có phải cùng trả nợ không? (12/1/2016)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design