DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 1,251
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Căn cứ tính số ngày nghỉ phép năm

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa (trongnghia241@...) là viên chức làm việc được 4 năm ở đơn vị sự nghiệp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Ông nghĩa hỏi, khi chuyển công tác sang đơn vị sự nghiệp khác cùng Sở, thì ông có được tính gộp 4 năm công tác vào thời gian làm việc ở đơn vị mới để tính ngày nghỉ năm không?

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời ông Nghĩa như sau:

Theo khoản 1, Điều 13 Luật Viên chức thì viên chức được nghỉ hàng năm (nghỉ phép) theo quy định của pháp luật về lao động.

Khoản 1 Điều 111 Bộ Luật Lao động quy định, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

Điều 112 Bộ luật này quy định, cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Trường hợp ông Nghĩa chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp công lập này sang một đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc 1 Sở.

Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức, viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ Khoản 1 Điều 14 và  Điều 15 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, thì khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc.   

Khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức.

Như vậy, mặc dù 2 đơn vị sự nghiệp này đều thuộc 1 Sở, nhưng hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp ký với viên chức, khi viên chức chuyển công tác phải chấm dứt hợp đồng ở đơn vị cũ, ký kết hợp đồng ở đơn vị mới. Đồng nghĩa với việc mỗi đơn vị sự nghiệp được xác định là 1 người sử dụng lao động khác nhau. Trường hợp này, thời gian làm căn cứ tính ngày nghỉ hàng năm của ông Nghĩa được tính kể từ khi ông làm việc cho một người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp công lập mới.

Nếu trước đây Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định tuyển dụng và ký kết hợp đồng làm việc với ông Nghĩa , nay có quyết định điều động, thuyên chuyển ông Nghĩa từ đơn vị sự nghiệp này sang công tác tại đơn vị sự nghiệp khác thuộc Sở, nhưng không chấm dứt hợp đồng làm việc do Sở đã ký khi tuyển dụng; Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp mới không ký hợp đồng làm việc  với ông Nghĩa, mà ông Nghĩa vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký với Sở, thì thời gian làm căn cứ tính ngày nghỉ hàng năm của ông Nghĩa được tính kể từ khi ông làm việc cho một người sử dụng lao động là Sở. Ở trường hợp này, thâm niên công tác 4 năm ở đơn vị sự nghiệp cũ được tính gộp vào thời gian làm việc ở đơn vị  sự nghiệp mới để tính ngày nghỉ hàng năm. 

 Luật sư Lê Văn Đài

(Nguồn: chinhphu.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Không ở ngạch giảng viên có được phụ cấp thâm niên nhà giáo? (20/10/2015)
Mỗi cá nhân chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất (20/10/2015)
Thời hạn chuyển nhượng xe đã tạm nhập khẩu miễn thuế (19/10/2015)
Biểu mẫu mới về Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. (17/10/2015)
Hướng dẫn mới về thuế tài nguyên. (16/10/2015)
Trách nhiệm của công an xã về giải quyết các vụ cháy, nổ như thế nào? (14/10/2015)
Vấn đề bồi thường khi Nhà nước giải phóng mặt bằng (14/10/2015)
Sinh con thứ ba bị xử phạt như thế nào? (12/10/2015)
Đối tượng phải làm thủ tục khai báo tạm vắng (12/10/2015)
Chính sách hỗ trợ nhà ở được tính từ thời điểm nào? (12/10/2015)
Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế Gia trị gia tăng. (3/10/2015)
Đối tượng được tính lương hưu theo chế độ chuyển ngành (2/10/2015)
Có được bảo lãnh vay vốn bằng quyền sử dụng đất? (2/10/2015)
Các đối tượng được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2016. (1/10/2015)
Quyền và nghĩa vụ khi mua tài sản thế chấp qua đấu giá. (30/9/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design