DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 45
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Vận động bầu cử: Chỉ chấp nhận hai hình thức

Sáng (3/6), thảo luận về Dự thảo Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, nhiều đại biểu lo ngại quy định chung chung, định tính sẽ làm khó cử tri khi lựa chọn đại biểu…

Cụ thể hóa tỷ lệ đại biểu là nữ, là người dân tộc thiểu số

Việc bảo đảm cơ cấu, thành phần hợp lý Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đại biểu (ĐB) HĐND là yêu cầu khách quan, cần thiết và là yếu tố quyết định tính chất, chất lượng hoạt động của Quốc hội, HĐND sau này. 

Tuy nhiên, việc dự kiến cơ cấu, thành phần ĐBQH, ĐB HĐND phải căn cứ vào tiêu chuẩn, đồng thời cần quan tâm đến tình hình, yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn, từng địa phương, đặc biệt là phải đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ. 

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị quy định cụ thể về cơ cấu, thành phần và tỷ lệ phân bổ ĐB là phụ nữ, người dân tộc thiểu số (DTTS), ĐB tái cử, người trẻ tuổi ngay trong Luật chứ không nên quy định có “số lượng thích đáng” như hiện nay. Theo ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ), phải quy định ngay tỷ lệ phần trăm số người là người DTTS, là nữ ứng cử ĐB HĐND chứ quy định kiểu “định tính như vậy là làm khó cho quá trình thực hiện”. 

ĐB Nông Thị Lâm (Lạng Sơn) đề nghị Dự thảo Luật quy định cơ cấu ứng cử viên là người DTTS trong bầu cử phải tương xứng với số người DTTS trên địa bàn. Bên cạnh đó, hiện Quốc hội khóa 13 chỉ có 15,6% ĐBQH là người DTTS nên theo phân tích của ĐB Danh Út (Kiên Giang), Dự thảo Luật quy định ứng cử viên là người DTTS là 18% thì tỷ lệ người DTTS trúng cử ĐBQH chỉ khoảng 12% (thấp hơn hiện tại). 

Do đó, cần quy định tỷ lệ ứng cử viên là người DTTS từ 20-25% để đạt tỷ lệ người DTTS trúng cử; đồng thời phải tăng tỷ lệ ứng cử viên ĐBQH là nữ lên 38% để tỷ lệ nữ trúng cử đạt tỷ lệ 30% tổng số ĐBQH. 

Không bổ sung hình thức vận động bầu cử

Nhiều ĐB tán thành việc cho hai hình thức vận động bầu cử là gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị bổ sung một số hình thức tuyên truyền, vận động bầu cử như vận động theo giới, người ứng cử tự vận động...  

Một số ĐB không đồng tình bổ sung hình thức vận động tranh cử để bảo đảm sự công bằng và bình đẳng giữa những người ứng cử, bảo đảm tính công khai, minh bạch cho cuộc bầu cử. Hơn nữa, “đây là những hình thức vận động bầu cử cơ bản, qua áp dụng trên thực tế đã cho thấy sự hợp lý; đồng thời cần bổ sung quy định cấm vận động bầu cử trái pháp luật” – ĐB Danh Út khẳng định.

ĐB Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) cho rằng, chỉ quy định không được sử dụng lợi ích khác ngoài tiền, tài sản để lôi kéo, mua chuộc cử tri, dùng vật chất để vận động bầu cử là chưa đủ mà phải bổ sung thêm quy định về cấm dùng lợi ích tinh thần để vận động bầu cử. 

ĐB cũng đề nghị bổ sung quy định cấm hành vi hứa hẹn ủng hộ tiền nếu trúng cử, hành vi sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để vận động bầu cử, sử dụng kinh phí sai trong quá trình bầu cử, cấm tự vận động bầu cử, vận động tại lối đi lại. ĐB Phạm Trường Dân (Quảng Nam) đề nghị quy định rõ “không được vận động bầu cử trong quá trình bỏ phiếu”.

Dự thảo Luật lần này đã cụ thể hóa quy định về những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử. Tuy nhiên, ĐB Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) nhận thấy, 4 hành vi bị cấm trong vận động bầu cử còn chung chung, chưa triệt để đảm bảo sự công bằng giữa ứng cử viên là người có vị trí trong cơ quan nhà nước với các ứng cử viên khác vì thực tế có trường hợp sử dụng vị trí việc làm, hoạt động của cơ quan để vận động bầu cử cho bản thân. 

Nhưng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vận động bầu cử có thể còn có nhiều hành vi có thể diễn ra làm ảnh hưởng đến tính dân chủ, bình đẳng trong việc bầu cử, do vậy khó có thể liệt kê được một cách chi tiết mà chỉ nên quy định một cách khái quát. 

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Phải tôn trọng khi ý người dân đã quyết (6/8/2015)
Tích cực hội nhập trong công tác con nuôi (6/8/2015)
Quy định về đặt tên con: Hài lòng cha mẹ, làm khổ chính quyền (6/8/2015)
Thống nhất quan điểm hạn chế hình phạt tử hình, tuy nhiên Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra cho thấy, đề xuất bỏ hình phạt này với 7 tội danh vẫn có những ý kiến trái chiều (6/8/2015)
Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp Việt Nam và Kazakhstan (6/8/2015)
Sẽ đào tạo luật sư tranh tụng về thương mại quốc tế (6/8/2015)
Xây dựng luật để khắc phục tình trạng bức cung, nhục hình (6/8/2015)
hú trọng trách nhiệm của người đứng đầu trong ban hành VBQPPL (6/8/2015)
Thủ tướng nhấn nút khai trương Cổng TTĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam (23/6/2015)
Công bố đường dây nóng chống buôn lậu (23/6/2015)
Ban hành quyết định hành chính: Đề cao tính công khai, minh bạch (23/6/2015)
Tiếp tục truyền thống hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam – Nga (23/6/2015)
Nếu đã trưng cầu thì ý kiến của dân là ý kiến quyết định (23/6/2015)
Không được đặt tên quá 25 chữ cái (23/6/2015)
Không công nhận cũng không cấm chuyển đổi giới tính (23/6/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design