Thêm
góp ý thiết thực cho hoàn thiện Dự thảo Luật
Bên cạnh những kết quả đã đạt được,
hệ thống pháp luật ở nước ta từ khi có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL) năm 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 vẫn tồn tại
một số hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng.
Cụ thể là, hệ thống pháp luật còn
cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau, khó tiếp cận, chi phí
tuân thủ cao; tính hợp lý và khả thi của một số VBQPPL còn hạn chế; tính ổn
định của hệ thống pháp luật chưa cao, phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung làm
ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh và đời sống của người dân.
Nhiều nguyên nhân của các hạn chế đã
được phân tích xác định, trong đó có nguyên nhân từ khiếm khuyết của chính 2
Luật Ban hành VBQPPL hiện hành. Với tính chất là một “Luật về các luật”, quá
trình soạn thảo Dự án Luật Ban hành VBQPPL (trên cơ sở hợp nhất 2 Luật năm 2008
và 2004) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều vị Đại biểu Quốc hội
(ĐBQH), của cộng đồng doanh nghiệp cũng như của người dân trong cả nước.
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho biết,
qua tổng hợp ý kiến của các ĐBQH cho thấy bên cạnh những vấn đề đã nhận được sự
đồng thuận cao, có một số vấn đề quan trọng còn hai loại ý kiến khác nhau hay
có những vấn đề mà ĐBQH mới đặt ra cần phải nghiên cứu thấu đáo để thể hiện
trong Dự thảo Luật.
Vì vậy, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng
mong muốn qua Hội thảo, các ĐBQH sẽ đối thoại, trao đổi, làm rõ thêm những vấn
đề còn nhiều ý kiến khác nhau nêu trên và tin tưởng rằng các bình luận, góp ý
này sẽ rất thiết thực và hữu ích cho việc chỉnh lý, hoàn thiện Dự án Luật trước
khi Quốc hội thông qua vào tháng 6 tới.
Có nhiều mức kỷ luật nếu ban hành
VBQPPL không đảm bảo
Trên cơ sở những nội dung cần quan
tâm mà đại diện Bộ Tư pháp đưa ra, các ĐBQH đã thẳng thắn đưa ra nhiều ý kiến
cụ thể liên quan đến các vấn đề như thẩm quyền ban hành VBQPPL của các chủ thể;
quy trình xây dựng chính sách; hiệu lực của văn bản… Đặc biệt, quy định về
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành
VBQPPL thu hút sự chú ý của các ĐBQH.
Theo đó, Dự thảo nêu rõ ràng trách
nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi trình, chủ trì soạn
thảo, tham gia góp ý kiến, thẩm định, thẩm tra, ban hành VBQPPL, đồng thời quy
định căn cứ vào mức độ kỷ luật thì có thể không được xét tăng lương, giới thiệu
ứng cử, bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, có thể đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm đối với
người do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
ĐBQH tỉnh Cao Bằng Phùng Văn Hùng
hoàn toàn nhất trí với quy định trên, nhất là nội dung “người đứng đầu cơ quan,
tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra,
cơ quan chỉnh lý, cơ quan ban hành VBQPPL chịu trách nhiệm kỷ luật trong trường
hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm
tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của VBQPPL được
phân công thực hiện”.
Tuy nhiên, ông Hùng lo ngại sẽ khó
khăn để thực hiện được quy định này bởi khi có sai phạm, cơ quan có trách nhiệm
sẽ phân trần chậm tiến độ vì lý do này kia, rồi chuyện chất lượng quy trách
nhiệm như thế nào khi làm việc tập thể. “Người đứng đầu các cơ quan mà xốc vác
thì tiến độ, chất lượng sẽ đảm bảo nhưng làm thế nào để cụ thể hơn nữa, chứ quy
định như Dự thảo còn chung chung” – ông Hùng nêu quan điểm.
ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương
lại đánh giá quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
trong xây dựng, ban hành VBQPPL của Dự thảo Luật quá dài dòng và có một số điểm
không phù hợp.
Ông Cương dẫn chứng, quy định cơ
quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm về tiến độ soạn thảo,
chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo không có nghĩa là cơ
quan, tổ chức chủ trì phải chịu trách nhiệm toàn bộ và đặt câu hỏi rằng nếu vậy,
việc các Bộ, ngành khác tham gia vào dự thảo VBQPPL sẽ đóng vai trò gì.
|