Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng
trong những năm qua, ngành Bảo hiểm đã thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội
của đất nước mà trụ cột là 3 chính sách lớn là: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo
hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Việc làm tốt công tác này đã
góp phần tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.
“Đây là những trụ cột chính của BHXH và cũng là những trụ cột chính của lưới an
sinh xã hội, đối tượng phục vụ rất lớn với 65 triệu người có BHYT, 12 triệu
người có BHXH, 10 triệu người có BHTN. Yêu cầu đặt ra là phải làm tốt chính
sách này, đây là định hướng xã hội chủ nghĩa, là lo cho dân, là vì đời sống của
người dân...”.
Thủ
tướng yêu cầu phải tiếp tục cải cách để làm sao việc phục vụ người dân, doanh
nghiệp được tốt hơn, hay nói cách khác là phục vụ xã hội tốt hơn trong việc
thực hiện các chính sách xã hội. Năm nay, Chính phủ đã thảo luận và quyết định
phải giảm từ 235 giờ làm thủ tục BHXH trong một năm xuống còn 49,5 giờ để ngang
bằng với các nước ASEAN-6 và cũng chỉ cần giảm khoảng 1-2 giờ nữa là bằng với
các nước ASEAN-4.
“Không phải duy ý chí, chúng ta có đủ năng lực, đủ ý chí, điều kiện để làm điều
này, mà làm tức là phục vụ cho nhân dân, đất nước tốt hơn và hình ảnh của quốc
gia tốt hơn, đây là năng lực cạnh tranh, là môi trường kinh doanh của đất
nước”, Thủ tướng khẳng định.
Để
thực hiện được mục tiêu còn 49,5 giờ, BHXH Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của
ngành, là trách nhiệm, là hành động thiết thực phục vụ nhân dân, đất nước.
“Đồng chí cán bộ, đảng viên nào không làm tốt việc này, không đề cao trách
nhiệm, không quyết liệt làm phải nghiêm túc kiểm điểm”.
Cùng
với đó là tiếp tục rà soát lại các thủ tục, các quy định của ngành, của các
ngành liên quan, quy định nào không phù hợp phải sửa hoặc đề xuất sửa theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất, dễ dàng nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của
quốc gia có thể kết nối tới tận các cấp chính quyền, doanh nghiệp, BHXH Việt
Nam cần tiếp tục tập trung mạnh vào việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động,
quản lý của ngành để giảm thời gian, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tính
công khai, minh bạch...
Báo
cáo về cải cách hành chính và thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo
hiểm tại Lễ khai trương, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị
Minh cho biết, thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính
phủ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong giải
quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã
triển khai nhiều giải pháp quyết liệt trong việc cải cách thủ tục hành chính
của ngành; chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành đề xuất và tham gia có
hiệu quả vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các Nghị quyết của Đảng và văn bản
quy phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
Cùng
với việc rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, BHXH Việt Nam đã tăng cường kiểm
soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý
của ngành, đảm bảo không làm phát sinh các thủ tục hành chính không cần thiết.
Để
giảm chi phí, thời gian, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người tham gia BHXH,
ngày 10/10/2014 BHXHVN đã ban hành Quyết định số 1018/QĐ-BHXH hủy bỏ nhiều biểu
mẫu, hồ sơ, tiêu chí... không cần thiết; sửa đổi quy trình thực hiện thủ tục
hành chính, thay đổi phương thức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của
cơ quan BHXH giúp doanh nghiệp không mất thời gian đi lại, chờ đợi việc thực
hiện giao dịch với cơ quan BHXH, không phải trả cước phí của dịch vụ vận chuyển
hồ sơ liên quan đến BHXH, BHYT... Vì thế, trong năm 2014, thời gian thực hiện
các thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH đã giảm khoảng 100 giờ so với trước đây.
Đồng
thời, để triển khai hệ thống giao dịch điện tử theo Quyết định số
08/2015/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm về giao dịch
điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN và đề nghị cấp
sổ BHXH, thẻ BHYT, thời gian qua, BHXHVN đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trong
toàn ngành chuẩn bị các điều kiện nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống
phần mềm.
Cùng với đó là hoàn thiện, bổ sung nâng cấp các phần mềm nghiệp vụ hiện có; tổ
chức mua sắm và triển khai các phần mềm giao dịch BHXH điện tử, bao gồm: Cổng
Thông tin điện tử BHXH; Cổng giao dịch điện tử BHXH; Phần mềm tiếp nhận và quản
lý hồ sơ điện tử. Triển khai dự án xây dựng phần mềm tổng thể quản lý các hoạt
động nghiệp vụ của ngành để thay thế cho các ứng dụng cũ.
Bên
cạnh đó, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị cung cấp dịch vụ trong
triển khai cài đặt, tập huấn và hướng dẫn sử dụng cho các đơn vị sử dụng lao
động, đảm bảo sẵn sàng triển khai giao dịch điện tử theo yêu cầu của Thủ tướng
Chính phủ.
Trong
thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin theo hướng hiện đại để phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn người lao
động, các đơn vị sử dụng lao động và nhân dân khi giao dịch với cơ quan BHXH
các cấp.
Các
nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai quyết liệt là: Cấp số định danh đối tượng
tham gia BHXH, BHYT làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung và
triển khai các phần mềm nghiệp vụ tập trung toàn quốc; nghiên cứu triển khai
thẻ BHYT điện tử. Tiếp tục đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh từ
Trung ương đến địa phương. Hoàn thiện và triển khai hệ thống phần mềm ứng dụng
bao gồm cả phần mềm nghiệp vụ đã thí điểm trong thời gian vừa qua cũng như các
phần mềm hỗ trợ quản lý điều hành công việc. Cung cấp các dịch vụ công bằng
hình thức giao dịch điện tử giữa các tổ chức, cá nhân với cơ quan BHXH, phấn
đấu đến hết năm 2015 có khoảng 90% đơn vị giao dịch điện tử với cơ quan BHXH và
để đạt mục tiêu số giờ giao dịch của doanh nghiệp đối với hệ thống BHXH Việt
Nam còn 49,5 giờ một năm. Phối hợp với Bộ Y tế triển khai hệ thống giám định
BHYT liên thông kết nối với các cơ sở khám chữa bệnh...
|