DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 46
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Không được đặt tên quá 25 chữ cái

Chính phủ đã bổ sung quy định tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá hai 25 chữ cái.

Thực tiễn thi hành pháp luật ở nước ta thời gian qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối.

Đó là căn cứ để Chính phủ bổ sung những qui định cụ thể về việc đặt tên trong Dự thảo Bộ luật Dân sự  (BLDS) sửa đổi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến sáng qua (12/5) sau khi lấy ý kiến nhân dân.

Nhà nước cũng phải “quản” việc đặt tên

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Chính phủ đã bổ sung quy định tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái”.

Quá trình lấy ý kiến nhân dân, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung với lý do việc đặt họ, tên và chữ đệm tuy là một quyền nhân thân của cá nhân nhưng Nhà nước cũng cần đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này; đồng thời để đồng bộ với quy định có liên quan của Luật Quốc tịch Việt Nam về việc người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam và người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng đề nghị UBTVQH cân nhắc, bổ sung chữ đệm trong họ và tên vì thực tế hiện nay, chỉ cải cách chữ đệm cũng đã là quan trọng. “Chữ đệm mặc dù rất nhỏ nhưng chỉ thay đổi một chữ đệm có thể làm thay đổi cả con người”.

Đồng tình quy định đặt tên không quá 25 chữ cái để tránh khó khăn cho việc giao dịch, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển thấy không nên có quy định phải đặt tên Việt Nam, vì không rõ tên Việt Nam là tên như thế nào. Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu lại đồng tình với việc quy định đặt tên tiếng Việt. “Người Việt kiều có thể đặt tên Việt Nam cùng với tên nước ngoài, nhưng người Việt Nam cũng có nhiều người đặt cả tên nước ngoài là không hợp lý” – ông Giàu nói.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng, quy định cụ thể đặt tên “không quá 25 chữ cái thì lại vi phạm Hiến pháp vì chỉ hạn chế trong trường hợp vì lý do an ninh quốc phòng…”. Do vậy, theo bà Mai, “chỉ nên khuyến khích để phía người dân nhận thức đặt tên phức tạp thì ảnh hưởng đến chính con mình”.

“Chữ đệm mặc dù rất nhỏ nhưng chỉ thay đổi một chữ đệm có thể làm thay đổi cả con người”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định.

 

Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại buổi làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/5 về Bộ luật dân sự sửa đổi

Không phải “thích” chuyển đổi giới tính là được

Nhu cầu được chuyển đổi giới tính là có thật, đang ngày càng gia tăng. Do pháp luật Việt Nam chưa cho phép việc chuyển đổi giới tính nên một số người đã ra nước ngoài thực hiện việc chuyển đổi giới tính, khi về nước không được cải chính hộ tịch, do đó gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế để duy trì giới tính mới cũng như trong cuộc sống, công tác và thực hiện các quyền dân sự khác có liên quan.

Vì vậy, nhiều ý kiến người dân, chuyên gia và UBTVQH cho rằng, đã đến lúc nên bổ sung quy định mang tính chất chính sách chung của Nhà nước về vấn đề này trong BLDS theo phương án việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của Luật và cần tách thành hai điều: Về xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, chuyển đổi giới tính cần gắn với yêu cầu đặt ra thì mới cho chuyển. Một cá nhân có đầy đủ các bộ phận của một giới tính thì dứt khoát không cho phép. Bà Trương Thị Mai đề nghị cân nhắc việc cho  phép chuyển đổi giới tính trong trường hợp rối loạn định dạng giới tính hoặc thích chuyển đổi giới tính sao cho phù hợp với văn hóa của Việt Nam.

Không cho ý kiến trực tiếp về quy định này nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý nghiên cứu quy định về “hôn nhân đồng giới” theo hình thức “không thừa nhận mà cũng không cấm” vì đây cũng là quyền con người nhưng Nhà nước vẫn phải xử lý hậu quả, nên phải có hình thức giải quyết cho thích hợp vấn đề chuyển đổi giới tính trong BLDS.

Phải có nguyên tắc khi áp dụng “lẽ công bằng”

Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào nhất trí bổ sung vào Dự thảo BLDS (sửa đổi) qui định Tòa án không có quyền từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự của người dân để tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. “Nhà nước mà từ chối giải quyết tranh chấp của công dân thì ai giải quyết?” – Phó Chánh án nhấn mạnh.

Tuy nhiên, những việc dân sự thì phải có luật mới có sự kiện pháp lý để giải quyết nên ông Hào đề nghị phân biệt có tranh chấp và không có tranh chấp vì nếu cả việc dân sự cũng giao cho Tòa án thì khó khả thi.

 Bà Trương Thị Mai cũng đánh giá đây là qui định “hay, rất nhân văn và phù hợp với Hiến pháp” song vẫn băn khoăn về tính khả thi của việc áp dụng “lẽ công bằng” vì “con tim nhiều khi cũng có sai lầm” nên đề nghị làm rõ cơ chế và nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng để hoàn toàn yên tâm.

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Không công nhận cũng không cấm chuyển đổi giới tính (23/6/2015)
Thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất: Chỉ cần đến một đầu mối (23/6/2015)
Cắt giảm TTHC thuế, BHXH gây phiền hà cho người dân, DN (23/6/2015)
UBTVQH xem xét quy định bảo hiểm xã hội một lần (18/6/2015)
Dồn vốn cho người nghèo (18/6/2015)
Tiền bán đấu giá tài sản có được trả ngay cho người được thi hành án? (18/6/2015)
Quy định biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt: Cần thận trọng và chặt chẽ (18/6/2015)
Quy trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô (18/6/2015)
Qui định trách nhiệm pháp nhân để tạo công bằng xã hội (18/6/2015)
Đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật: Nghiêm túc triển khai (18/6/2015)
Hoàn thành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước 31/12/2016 (18/6/2015)
Nhà nước bảo vệ tối đa quyền và lợi ích chính đáng của người dân (18/6/2015)
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh (18/6/2015)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2015 (18/6/2015)
Công tác THADS phải góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị ở địa phương (18/6/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design