Nhiều cơ chế bảo vệ các bên trong THA
Tổng
kết 4 năm thực hiện Luật THADS, Bộ Tư pháp đánh giá: Trình tự, thủ tục
THADS được quy định rõ ràng, dễ thực hiện hơn. Cụ thể, với nhiều quy
định được kế thừa có chọn lọc từ Pháp lệnh THADS năm 2004 và đặc biệt
là những quy định mới về trình tự, thủ tục THADS, Luật THADS đã tạo điều
kiện tương đối thuận lợi cho hoạt động THADS .
Thủ tục
nhận bản án, quyết định của cơ quan THA và trách nhiệm chuyển giao bản
án, quyết định của Tòa án được quy định chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm
cao hơn, khắc phục được cơ bản tình trạng không chuyển hoặc chậm chuyển
bản án, quyết định cho cơ quan THADS.
Nhiều
quy định mới cũng thuận lợi hơn cho người dân, giúp quá trình tác nghiệp
THA đạt hiệu quả như biện pháp bảo đảm THA nhằm ngăn chặn tình trạng
người phải THA tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
THA. Cơ chế định giá tài sản nếu các bên đương sự không thỏa thuận được
giá tài sản thì có thể thỏa thuận chọn hoặc chấp hành viên chọn tổ chức
thẩm định giá để xác định giá tài sản để đưa tài sản ra bán đấu giá đã
xóa bỏ sự nghi ngờ về tính xác thực của giá tài sản do Hội đồng định giá
thực hiện mà Chủ tịch Hội đồng là chấp hành viên như trước đây, giảm
thiểu những khiếu nại của đương sự về giá tài sản, giảm bớt phần rủi ro
cho chấp hành viên do không có đủ chuyên môn để quyết định giá tài sản
với tư cách là Chủ tịch hội đồng định giá tài sản.
Quy
định về THA trong một số trường hợp cụ thể để giải quyết khó khăn, vướng
mắc trong quá trình tổ chức THA như thi hành phần dân sự trong bản án,
quyết định hình sự, trong đó có quy định về việc trại giam, trại tạm
giam thu án phí, tiền phạt và các khoản phải thu khác đối với người phải
THA đang chấp hành hình phạt tù... không những giúp cơ quan THA xử lý
nhanh vụ việc mà người phải THA cũng có cơ hội thi hành xong phần nghĩa
vụ dân sự để được xem xét đặc xá, tha tù trước hạn...
Bên
cạnh đó, Luật THADS cũng đã có những nguyên tắc xử lý trong trường hợp
bản án đã thi hành xong, nhưng bị hủy do quyết định giám đốc thẩm, tái
thẩm của Tòa án và thủ tục thi hành bản án về phá sản. Luật THADS cũng
đưa ra cơ chế miễn thi hành đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước
có giá trị không quá 500.000 đồng, mà thời gian tổ chức THA đã quá 5
năm, tính đến thời điểm Luật THADS có hiệu lực thi hành nhưng người phải
THA không có điều kiện THA. Việc triển khai thí điểm chế định thừa phát
lại giúp người dân trong việc lập vi bằng, tạo lập chứng cứ, giúp người
dân có cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng và
thực hiện các giao dịch
Bổ sung chế tài xử lý nếu không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên
Tuy
nhiên, Bộ Tư pháp cũng thừa nhận: Trình tự, thủ tục THA còn rườm rà,
phức tạp, nhiều công đoạn, quá trình THA kéo dài; chưa có cơ chế để
đương sự tham gia một cách tích cực vào quá trình THA; chưa có quy định
cụ thể các biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được THA mà
chủ yếu là các quy định bảo vệ quyền lợi đối với người phải THA, dẫn tới
việc người phải THA chây ỳ, cố tình kéo dài THA và không tự nguyện THA;
mặt khác, việc áp dụng các biện pháp chế tài về kinh tế, hành chính,
hình sự đối với người phải THA không được quyết liệt, kịp thời nên chưa
có đủ sức mạnh để răn đe.
Đặc
biệt, cũng theo Bộ Tư pháp: Hiện nay, hiện tượng cá nhân, tổ chức không
phải là đương sự nhưng có liên quan đến hoạt động THADS không thực hiện
các yêu cầu của chấp hành viên diễn ra khá phổ biến như: Không cung cấp
thông tin về tài sải; không chấp hành quyết định của chấp hành viên;
không hợp tác với cơ quan THA trong xác minh, cường chế THA... nhưng
thiếu những chế tài có hiệu quả. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, vụ việc
THA bị kéo dài; quyền lực nhà nước trong những trường hợp này không
được thực thi; giảm hiệu quả của công tác THADS.
Vì vậy,
khi sửa đổi, bổ sung Luật THADS cần quy định rõ chế tài đối với cá
nhân, tổ chức có liên quan không chấp hành pháp luật về THA, theo hướng:
bổ sung các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho người được THA chủ
động hơn trong việc tham gia vào các hoạt động THA; tăng cường vai trò,
quyền và trách nhiệm của người được THA; bổ sung quy định đối với cá
nhân, tổ chức không phải là đương sự, có liên quan đến hoạt động THA
nhưng không thực hiện yêu cầu của chấp hành viên, không hợp tác với cơ
quan THADS trong xác minh, cưỡng chế THA...thì phải chịu biện pháp chế
tài.
|