DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 47
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

“Quyền yêu cầu THA phù hợp với nguyên tắc tự do cam kết, tự nguyện, thỏa thuận...”

Người phải thi hành án có cần phải có đơn yêu cầu thi hành án hay không và việc duy trì quy định về trả đơn yêu cầu như hiện nay đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân như thế nào? Đây là vấn đề được đặt ra trong quá trình sửa đổi Luật Thi hành án dân sự. PLVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) về vấn đề này.

Chưa yêu cầu thì không nên bắt buộc người được thi hành án phải thực hiện

Có ý kiến cho rằng, nên bỏ quy định công dân phải có đơn yêu cầu mới được thi hành án (THA). Quan điểm của ông thế nào?

- Điều 106 Hiến pháp 2013 quy định: “Bản án, quyết định của TAND phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm (Điều 4 Bộ luật Dân sự 2005). 

Trên cơ sở nguyên tắc này, việc tự nguyện, thoả thuận giữa các đương sự trong thi hành án dân sự (THADS) được công nhận (Điều 6 Luật THADS). Mặt khác, một trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp 2013 công nhận là “mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”. Bản án, quyết định của Tòa án công nhận quyền, lợi ích và nghĩa vụ của đương sự thì quyền yêu cầu thi hành quyền, lợi ích và nghĩa vụ đó của đương sự phải được tôn trọng. 

Vì vậy, có thể nói quyền yêu cầu THA cũng là một quyền cơ bản của công dân, khi người được THA chưa hoặc không yêu cầu THA thì không nên bắt buộc họ phải thực hiện quyền yêu cầu THA.

Trường hợp người phải THA không tự nguyện THA, nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định hoặc các bên đương sự không tự thỏa thuận được việc THA hoặc người phải THA không thực hiện đúng thỏa thuận, thì người được THA có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS  có trách nhiệm tổ chức thi hành, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Về thực tiễn, có nhiều trường hợp sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người được THA chưa yêu cầu THA ngay hoặc chỉ yêu cầu người phải THA thi hành một phần nghĩa vụ THA, thậm chí có trường hợp họ không yêu cầu cơ quan THADS  thi hành do các đương sự đã tự thỏa thuận với nhau về cách thức thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc họ thỏa mãn với phán quyết của Tòa án rằng họ đã đúng nên họ không nhất thiết đòi hỏi phải thực hiện phán quyết của Tòa án. Do đó, để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong THADS  thì quy định người được THA phải làm đơn yêu cầu THA là phù hợp. 

Còn xét ở góc độ chuyên môn, nghiệp vụ THADS , nếu quy định tất cả các trường hợp cơ quan THADS (hay Tòa án) phải chủ động ra quyết định THA thì ngay sau khi nhận được bản án, quyết định, cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý và ra quyết định đối với tất cả các khoản phải thi hành cho tất cả những người được THA. 

Điều này sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về cơ học, nhất là đối với các cơ quan THADS tại các đô thị, các địa phương có số lượng án lớn. Việc quá tải về công việc sẽ dẫn đến hệ quả là các cơ quan THADS  không thể tổ chức thi hành kịp thời, đạt chất lượng đối với tất cả các vụ việc đã ra quyết định THA, không đúng với quan điểm sửa luật là giảm cơ bản án tồn đọng và không bảo đảm kết quả công tác THADS  thực chất, bền vững.

Bên cạnh đó, việc bỏ quy định về đơn yêu cầu THA là sẽ làm thay đổi rất cơ bản của Luật THADS, có liên quan đến nhiều nội dung quy định về thủ tục THADS  nên sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản trong Luật này, không phù hợp với phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự án Luật.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu và tham khảo quy định pháp luật về THADS của nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy, việc THADS  chủ yếu dựa trên yêu cầu của người được THA, thậm chí họ còn phải tạm ứng trước chi phí THA.

Ngoài ra, việc bỏ cơ chế THA theo yêu cầu chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ trương xã hội hóa hoạt động THADS  theo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thí điểm chế định Thừa phát lại và cũng vì thế sẽ ảnh hưởng đến quyền của người được/người phải THA được lựa chọn cơ quan THADS  hoặc Thừa phát lại để THA.

Từ phân tích nêu trên cho thấy, cần quy định theo hướng cơ quan THADS sẽ chủ động ra quyết định THA đối với những khoản thuộc diện chủ động THA, đồng thời mở rộng các đối tượng thuộc diện chủ động ra quyết định THA cho các khoản phải thu cho cơ quan nhà nước; còn đối với các khoản THA theo đơn yêu cầu, khi đương sự có đơn yêu cầu THA thì cơ quan THADS  sẽ ra quyết định THA và tổ chức việc THA. 

Bỏ cơ chế trả đơn dễ gây tâm lý ỷ lại

Luật THADS hiện hành quy định trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan THA có quyền trả đơn yêu cầu THA, nhưng cũng có những nghi ngại việc trả đơn sẽ gây khó khăn cho người được THA, dễ dẫn đến tình trạng trả đơn tùy tiện?

- Trả đơn yêu cầu THA là một thủ tục nghiệp vụ THADS  thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan THADS. Việc trả đơn yêu cầu THA chỉ áp dụng đối với trường hợp thi hành theo đơn yêu cầu THA khi có căn cứ xác định người phải THA chưa có điều kiện THA (thi hành nghĩa vụ về tiền, tài sản…); việc trả đơn yêu cầu THA không làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các đương sự đã tuyên trong bản án, quyết định và khi người phải THA có điều kiện THA thì cơ quan THA có trách nhiệm tiếp tục tổ chức THA theo quy định của pháp luật về THADS .

Điều 51 Luật THADS hiện hành quy định việc trả đơn yêu cầu THA xuất phát từ tính chất khác nhau của nghĩa vụ mà hệ quả pháp lý của việc trả đơn yêu cầu THA cũng có sự khác nhau, đồng thời cũng quy định cơ chế giải quyết việc THA sau khi trả đơn mà phát hiện người phải THA có điều kiện thi hành. Việc bỏ cơ chế trả đơn yêu cầu thi hành sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho công tác THADS , trong đó:

Thứ nhất, việc bỏ cơ chế trả đơn yêu cầu THA sẽ làm tăng số vụ việc THADS  tồn đọng. Trong đó, theo thống kê của ngành THADS  xác định, số vụ việc trả đơn yêu cầu THA của năm 2010 là 16.903 việc, số tiền 2.427.657.756.000 đồng; năm 2011 là 17.934 việc, số tiền 3.792.015.172.000 đồng; năm 2012 là 17.869 việc, số tiền 4.607.702.812.000 đồng; năm 2013 là 22.505 việc, số tiền 7.392.185.359.000 đồng và năm 2014 là 21.585 việc, số tiền 10.420.623.200.000 đồng. 

Tổng cộng 05 năm, số vụ việc trả đơn là 96.796 việc, số tiền 28.640.184.299.000 đồng.  Số vụ việc trên được xác định chưa có điều kiện THA, không có căn cứ để tổ chức THA nhưng cơ quan THADS  vẫn phải theo dõi xác minh. Điều này dẫn tới số vụ việc THADS  tồn đọng tăng hàng năm nên tổ chức của hệ thống THA phải phình to hơn để giải quyết tất cả vụ việc chưa có điều kiện THA, không có căn cứ để tổ chức THA. Như vậy, sẽ gây ra sự lãng phí nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian của  Nhà nước nói chung và cơ quan THADS  nói riêng.

Thứ hai, việc bỏ cơ chế trả đơn yêu cầu THA sẽ tạo ra tâm lý “ỷ lại” của người dân vào Nhà nước; sự “bảo hộ” của Nhà nước trong THADS  sẽ tạo ra cơ chế bao cấp… Điều này sẽ dẫn tới tính chủ động của người dân sẽ bị giảm sút, không bảo đảm tính hiệu quả trong THADS  và chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ trương xã hội hóa hoạt động THADS  theo Nghị quyết của Quốc hội.

Thứ ba, không bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, tự định đoạt, tự thỏa thuận của các đương sự trong THADS và trái với bản chất của THADS  là việc của hai bên đương sự, khi một bên chưa có điều kiện THA thì phải trả đơn yêu cầu THA. 

Như vậy, việc giữ cơ chế trả đơn như quy định hiện hành là cần thiết, thưa ông?

- Đúng vậy. Việc giữ cơ chế trả đơn yêu cầu THA như quy định của luật hiện hành là thực sự cần thiết vì thực tiễn hoạt động THADS  không có vướng mắc; việc trả lại đơn yêu cầu THA sẽ không làm mất đi quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đương sự đã được xác định trong bản án, quyết định và không làm tăng số vụ việc tồn đọng, không làm tăng bộ máy cơ quan THADS, không làm tăng kinh phí hoạt động THADS; mặt khác, sẽ nâng cao tính trách nhiệm của người dân trong việc phối hợp, cung cấp các thông tin về điều kiện THA của người phải THA, góp phần nâng cao hiệu quả công tác THADS  thực chất, bền vững.

Xin cảm ơn ông!

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Thanh Hóa chỉ đạo giải quyết phản ánh về việc nộp tiền để cấp sổ đỏ (27/1/2015)
Sức mạnh của quyền lực nhà nước là ở Nhân dân (19/1/2015)
Kiểm tra phản ánh về công trình gây ảnh hưởng dân sinh (19/1/2015)
Hội thảo mô hình Hội đồng tư pháp quốc gia của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam (19/1/2015)
Họp hội đồng tư vấn thẩm định Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng (19/1/2015)
Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác Tăng cường hệ thống tư pháp thông qua nâng cao năng lực và đánh giá pháp luật liên quan tới phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ (19/1/2015)
Loại bỏ tình trạng “cắt khúc” giữa xét xử và thi hành án dân sự (19/1/2015)
Pháp luật chống tham nhũng như “hổ giấy” (19/1/2015)
Mọi tài sản tham nhũng phải được thu hồi (19/1/2015)
Hội thảo trước Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 13: các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam (14/1/2015)
Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam (14/1/2015)
Đề xuất tòa án có quyền bác quyết định khởi tố (14/1/2015)
Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. (14/1/2015)
Cải cách hành chính: Mệnh lệnh của cuộc sống hôm nay (14/1/2015)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Đề nghị tăng cường giám sát công tác thi hành án (14/1/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design