DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 164
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam

Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi với điểm mới đáng chú ý là cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

·         Chủ tịch Quốc hội lo người nước ngoài mua nhà quá dễ / Nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà để thu hút FDI

Luật Nhà ở được Quốc hội thông qua chiều 25/11 dành riêng một chương (Chương IX) quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức và cá nhân nước ngoài. Bên cạnh hai đối tượng được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam đã quy định lâu nay, Luật bổ sung các cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Quy định này được ghi tại Điều 159 của Luật.

Nội dung này từng gây nhiều quan ngại tại các phiên thảo luận về dự án Luật Nhà ở. Do vậy, điều 159 quy định vấn đề nói trên đã được tách riêng để Quốc hội biểu quyết, trước khi thông qua toàn bộ dự luật và cũng nhận được đa số phiếu thuận.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật trước khi Quốc hội biểu quyết tại hội trường chiều 25/11, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thừa nhận vẫn còn nhiếu đại biểu đề nghị cần có quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo an ninh, quốc phòng; cần tổng kết về vấn đề này và rút kinh nghiệm của các nước trong việc thực thi chính sách cho người nước ngoài mua nhà ở.

Tuy nhiên, ông Phan Trung Lý cho rằng quy định này đã được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà tại Việt Nam và đã nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… về vấn đề này. Đồng thời, quy định như vậy đã tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn FDI và đảm bảo cam kết hội nhập của Việt Nam.

Do đó, ban soạn thảo đề nghị giữ nguyên quy định như dự thảo luật theo hướng cho phép người nước ngoài được mua nhà ở thương mại tại Việt Nam trong vòng 50 năm. 

Cụ thể, điều 159 của Luật quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm ba nhóm: Thứ nhất là tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); Thứ ba, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, cũng điều 159 quy định thêm về tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức: Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ hoặc xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở được phép phân lô trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Ngay sau khi Luật được thông qua, nhận xét về nội dung nói trên, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM - Lê Hoàng Châu nhận định, việc mở cửa thông thoáng cho người nước ngoài được mua nhà ở chính là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, làm gia tăng tổng tài sản quốc gia, tăng tổng cầu cho thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường thứ cấp.

Ông Châu cũng cho rằng, việc tạo điều kiện dễ dàng cho người nước ngoài mua nhà sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến phân khúc thị trường nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong nước như nhiều người lo lắng.

(Nguồn: Vnexpress.net)
CÁC TIN KHÁC:
Đề xuất tòa án có quyền bác quyết định khởi tố (14/1/2015)
Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. (14/1/2015)
Cải cách hành chính: Mệnh lệnh của cuộc sống hôm nay (14/1/2015)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Đề nghị tăng cường giám sát công tác thi hành án (14/1/2015)
Đề nghị tăng cường giám sát công tác thi hành án (14/1/2015)
Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu (14/1/2015)
“Giằng co” thẩm quyền ban hành văn bản của chính quyền cấp huyện (14/1/2015)
Vướng mắc thủ tục ly hôn chồng ngoại (14/1/2015)
Người bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử (14/1/2015)
Hội nghị tập huấn chuyên sâu Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (14/1/2015)
Lễ Ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020 (14/1/2015)
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tiếp Trưởng Đại diện DAAD và Trưởng Đại diện Viện FES (14/1/2015)
“Mở cửa” cho người nước ngoài làm quản tài viên? (14/1/2015)
Hội nghị tập huấn quán triệt nội dung yêu cầu triển khai thi hành nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khu vực phía Nam (14/1/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước (14/1/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design