DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 67
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Cải cách hành chính: Mệnh lệnh của cuộc sống hôm nay

Theo Giáo sư Văn Tạo(1), trong lịch sử Việt Nam từ cổ cho đến cận đại, đã diễn ra ba cuộc cải cách hành chính nổi bật. Đó là cải cách hành chính của họ Khúc, thế kỷ X với sự ra đời của chế độ hộ tịch, kê khai nhân khẩu; Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, thế kỷ 15 với mục tiêu làm trong sạch bộ máy hành chính và Cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh, thế kỷ XIX với việc nắm con người, sử dụng con người trong quản lý đất nước với những chế độ nghiêm ngặt vẫn còn hiện hữu trong nền hành chính của chúng ta ngày nay như quy định về “lưu quan”, “hồi tỵ”, “dưỡng liêm”... Cuộc cải cách hành chính ngày nay do Đảng và Nhà nước ta thực hiện là cuộc cải cách hành chính lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam. Các cuộc cải cách này đều xuất phát từ tính tất yếu lịch sử, là mệnh lệnh của cuộc sống, để đáp ứng kịp thời yêu cầu củng cố độc lập và phát triển đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Trong giai đoạn hiện nay, từ thực tiễn yêu cầu quản lý xã hội, từ yêu cầu bức thiết của đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện đồng bộ cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra các mục tiêu của cải cách hành chính, cụ thể như sau:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho sự phát triển đất nước.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
- Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Tiếp đó, ngày 03/12/2012 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1294/QĐ-BNV phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, trong đó khẳng định mục tiêu: Xác định Chỉ số cải cách hành chính (Public Administration Reform Index - PAR INDEX) để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển khai cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Năm 2012, Bộ Nội vụ đã trình chính phủ công bố kết quả xác định PAR INDEX năm 2012 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2014. Theo đó, Bộ Tư pháp đứng đầu bảng xếp hạng với Chỉ số đạt 82.47%.
Ngày 05/9/2014, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo kết quả công bố, Bộ Tư pháp xếp thứ 5 trên tổng số 19 bộ, cơ quan ngang bộ.
Tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận và chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương tập trung làm tốt một số công việc cụ thể như sau:
- Cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa, triển khai nghiêm túc việc thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, nhất là các nhiệm vụ cụ thể của cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh và các thủ tục khác có liên quan trực tiếp đến người dân. Việc thực hiện cải cách hành chính cần được quán triệt và xác định là trách nhiệm chính trị của cán bộ, công chức trước Đảng, trước nhân dân.
- Cần xác định cải cách hành chính là một khâu đột phá, cần nêu bật và nhân rộng các cách làm khoa học, cần khẳng định vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong việc nghiêm túc chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm, sát sao để thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách hành chính, trong đó cần ưu tiên việc bố trí nguồn nhân lực để thực hiện cải cách hành chính cũng như tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc.
Tuy nhiên, trong năm 2014, căn cứ Chỉ số cải cách hành chính cấp Bộ (PAR INDEX cấp Bộ), qua rà soát việc thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 22/9/2014, Bộ Tư pháp có thể tiếp tục bị trừ 8.5 điểm (còn 51.5/60 điểm) ở các nội dung như sau:
1. Trừ 1/1 điểm đối với việc cập nhật, công bố không đầy đủ hoặc không kịp thời thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ (Danh mục các văn bản QPPL có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền công bố của Bộ Tư pháp nhưng chưa thực hiện công bố, công bố không đúng thời hạn đã thông báo về các đơn vị).
2. Trừ 3/3 điểm đối với việc: dưới 20% số cơ quan, đơn vị thuộc bộ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ xác định cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm, dưới 50% số cơ quan, đơn vị thực hiện đúng cơ cấu công chức, viên chức được phê duyệt.
3. Trừ 2/2 điểm đối với việc: dưới 50% số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ thực hiện bố trí công chức theo đúng quy định của vị trí việc làm, ngạch công chức và bố trí viên chức theo đúng quy định của vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp.
4. Trừ 1/1 điểm do tỷ lệ cơ quan hành chính thuộc bộ được cấp chứng chỉ ISO dưới 50%.
5. Đối với tình hình ban hành các kế hoạch công tác liên quan đến PAR INDEX:
- Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014: đã ban hành kèm theo Quyết định số 3198/QĐ-BTP ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2014: Quyết định số 671/QĐ-BTP ngày 25/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp thuộc trách nhiệm rà soát của Bộ Tư pháp - trừ 0.25/0.5 điểm.
- Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành khác và địa phương ban hành có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2014: Quyết định số 671/QĐ-BTP ngày 25/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp thuộc trách nhiệm rà soát của Bộ Tư pháp - trừ 0.25/0.5 điểm.
- Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014: Quyết định số 486/QĐ-BTP ngày 03/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2014 - trừ 0.25/0.5 điểm.
- Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của bộ theo quy định của Chính phủ năm 2014: Quyết định số 367/QĐ-BTP ngày 17/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp năm 2014 và Quyết định số 431/QĐ-BTP ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 - trừ 0.25/0.5 điểm.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức năm 2014 của Bộ: Quyết định số 419/QĐ-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tư pháp năm 2014 - trừ 0.25/0.5 điểm.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2014 của Bộ: Quyết định số 734/QĐ-BTP ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2014 - trừ 0.25/0.5 điểm.
Trước yêu cầu bức thiết của công các cải cách hành chính, trong thời gian tới, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác cải cách hành chính của Bộ. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, hoạt động cải cách hành chính ở một số đơn vị thuộc Bộ chưa thực sự quyết liệt, còn bị động; còn một bộ phận cán bộ, công chức Bộ Tư pháp chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách hành chính, chưa quyết liệt đưa cải cách hành chính vào trong quy trình giải quyết công việc. Do đó, Thủ trưởng các đơn vị cần quan tâm, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của đơn vị mình.
Đối với các nội dung Bộ Tư pháp bị trừ điểm thì đề nghị Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trong thời gian tới tiếp tục quan tâm, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của PAR INDEX, nhất là về thời hạn ban hành các kế hoạch. Đặc biệt nội dung bị trừ điểm nhiều nhất là liên quan đến việc xây dựng Đề án vị trí, việc làm của các đơn vị thuộc Bộ (5 điểm), đây là nhiệm vụ do Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối chung của Bộ, tuy nhiên việc thực hiện lại liên quan đến tất cả các đơn vị thuộc Bộ, do đó, đề nghị Lãnh đạo các đơn vị quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn để Bộ Tư pháp sớm hoàn thành nhiệm vụ này và gửi báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định trong năm 2014./.

1. Văn Tạo: Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2012.

Tác giả: Ths. Nguyễn Xuân Tùng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp

(Nguồn: www.moj.gov.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Đề nghị tăng cường giám sát công tác thi hành án (14/1/2015)
Đề nghị tăng cường giám sát công tác thi hành án (14/1/2015)
Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu (14/1/2015)
“Giằng co” thẩm quyền ban hành văn bản của chính quyền cấp huyện (14/1/2015)
Vướng mắc thủ tục ly hôn chồng ngoại (14/1/2015)
Người bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử (14/1/2015)
Hội nghị tập huấn chuyên sâu Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (14/1/2015)
Lễ Ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020 (14/1/2015)
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tiếp Trưởng Đại diện DAAD và Trưởng Đại diện Viện FES (14/1/2015)
“Mở cửa” cho người nước ngoài làm quản tài viên? (14/1/2015)
Hội nghị tập huấn quán triệt nội dung yêu cầu triển khai thi hành nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khu vực phía Nam (14/1/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước (14/1/2015)
Thông qua nghị quyết đưa người nghiện đi cai bắt buộc (14/1/2015)
Ngày Pháp luật đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội (14/1/2015)
Ngày Pháp luật ở Bình Dương: Tổ chức nhiều đợt tư vấn pháp luật miễn phí (14/1/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design